Saturday, December 10, 2011

Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975.(Phần 1)

Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975.



Tường trình cuộc chiến của một quân nhân QLVNCH.

Long Điền.



Cuộc chiến Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là một cuộc chiến đẫm máu, đầy tang thương, nhiều tranh cãi, nhiều tên gọi (tùy theo khuynh hướng chính trị ) và còn để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam từ 1975 đến nay. Đó là cuộc chiến được giới truyền thông quốc tế, các nhà văn, nhà báo ngoại quốc bàn đến nhiều nhất dù đã chấm dứt sau 1975, khi phe Miền Nam thất bại, phe Miền Bắc thống nhất cả nước (mà chưa thống nhất lòng người ).

Dĩ nhiên các ký giả,các nhà bình luận quốc tế muốn gọi sao cho cuộc chiến VN thì họ cứ gọi, vì hiểu rõ thực chất cuộc chiến; tủi buồn hay vinh quang, cay đắng hay thoả mản trước một ảo tưởng của cuộc chiến thì chỉ có người Việt chúng ta hiểu về cuộc chiến Việt Nam rõ nhất và đúng đắn nhất.

Ngày nay với các tài liệu quốc tế được giải mật, bức màn đen tối về lịch sử VN được vén lên với các hồi ký, các văn bản lịch sử, các cuộc phỏng vấn những nhân vật lịch sử, và với mạng luới điện toán toàn cầu đang được mở rộng, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dù có sử dụng tường lửa, luật lệ khắc khe để ngăn chận thông tin nhưng chúng cũng vẫn không ngăn chận nỗi sự truy cập tin tức của đồng bào quốc nội.

Có hiểu rõ thực chất cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta mới tránh được các cuộc chiến tranh tương tự, xa lánh các lập luận ngoại lai, phản dân tộc đang được tập đoàn cai trị hà khắc đã và đang ra sức bóp méo lịch sử ngõ hầu tiếp tục làm giàu trên xương máu của Dân Tộc Việt Nam.

-Quyển sách nầy đưa ra lời nhận định của các nhân vật lịch sử (gồm Quốc Tế, Việt Nam Cộng Sản và Không CS) do lời nói hoặc bài viết của chính nhân vật ấy (không dùng nhận định của người khác ghép cho nhân vật đó), tác giả sưu tầm và trưng dẫn tài liệu từ nhiều phiá và sau cùng là nhận định của tác giả về nhân vật đang nói đến.







Dẫn Nhập:

-Trên thế giới chưa hề có dân tộc nào có cùng một huyết thống, cùng một quốc gia, cùng một chiều dài lịch sử dân tộc mà lại hận thù nhiều và dai dẳng đến như vậy!!! Tại sao ??? Xin thử xem các chủ trương, chính sách của CSVN do Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) chỉ thị thì rõ !!!

-Hiện nay để độc quyền cai trị mà không bị lật đổ, CSVN lại cũng tiếp tục áp dụng chính sách "Chia Để Trị" tức là chia rẽ các tôn giáo,chia rẽ các đoàn thể, chia rẽ các sắc tộc, chia rẽ các thành phần xã hội như thời chiến tranh cho nên lòng người dân trong nước cũng khó mà đoàn kết với nhau!!!

-Điều tai hại nhất cho Dân Tộc Việt Nam là do sự tuyên truyền của CS trong suốt cuộc chiến 30 năm, trong các chiến dịch sát hại những người không theo chủ nghĩa CS, trong Cải cách Ruộng Đất 1955-1956, trong Nhân Văn Giai Phẩm, trong Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968, trong thảm sát mùa Hè Đỏ Lửa 1972, sau ngày 30 tháng Tư 1975 trong các chiến dịch vơ vét tài sản dân Miền Nam, CSVN trả thù Quân Cán Chính Miền Nam bằng "Học tập cải tạo" , cướp giật công khai với cái tên Đổi tiền, đưa dân miền Nam đi kinh tế mới và hàng trăm chính sách trả thù khác, người dân cả hai phía Quốc Cộng đều phải thừa nhận rằng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong ý đồ chia rẽ toàn dân, gây đổ vỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đã có từ ngàn xưa, khiến cho toàn dân ta sau 35 năm “thống nhất”mà vẫn còn chia rẽ và chưa biết đến bao giờ mới kết hợp lại được để tạo sức mạnh toàn dân, để phát triển đất nước và chống ngoại xâm. Hàng trăm ngàn, hàng triệu quân và dân Miền Nam bị sát hại đã khiến cho hàng chục triệu người liên hệ và con cháu họ sau nầy ở trong và ngoài nước vẫn còn mang nỗi căm thù Cộng sản và cũng phải kể hàng triệu người dân Miền Bắc có con em chết trận trong cuộc xâm chiếm Miền Nam, chết do bị Mỹ thả bom ngoài Bắc và cả con em Miền Nam chết trong khi bị dụ dỗ theo Mặt Trận Giải Phóng v.v... khó mà hàn gắn vết thương lòng để có thể kết hợp người Việt thương yêu nhau như thuở trước.



-Ngay cả hiện tại, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ chủ nghiã CSVN nên cứ thắc mắc là tại sao CSVN lại tạo chia rẽ để làm gì ? Chỉ có tạo chia rẽ, thì đảng Cộng sản mới nhanh chóng phát triển đảng viên,mới nhanh chóng cướp chính quyền, mới giử vững chế độ dù có làm suy yếu tiềm năng Quốc Gia và quan trọng nhất là đất nước có chia rẽ thì chúng mới không bị đào thải, lật đổ.

-Cuộc chiến 1945-1975 được xem là cuộc chiến giữa người Việt Quốc Gia và người Việt Cộng Sản. Còn được gọi tắt là cuộc chiến Quốc Cộng(hay là chiến tranh ý thức hệ). Từ năm 1945-1954 là thời kỳ Việt Minh Cộng sản khủng bố phe Quốc Gia gồm các đảng phái, tôn giáo chống thực dân nhưng không theo chủ thuyết CS, thời kỳ 1954-1975 là thời kỳ xâm lược theo chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế, Miền Nam VN tự vệ chống lại cuộc xâm lược của CS Bắc Việt. Trong đó ngoài những cuộc giao tranh trên chiến trường, Cộng Sản còn tiếp tục sát hại thường dân vô tội với mục đích khủng bố và gây bạo loạn để tiến hành xâm chiếm toàn thể Việt Nam và tạo dựng quyền hành độc tôn cho đảng Cộng sản

Nội Dung:

Chương Một : Mục đích quyển sách . (Từ trang 5-16)

Chương Hai :Nhận định cuộc chiến : (16-959)

a-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Quốc Gia: (14-180)

1-Quốc Trưởng Bảo Đại , (14-27)

2-Tổng thống Ngô Đình Diệm , (27-49)

3-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu , (49-64)

4- Tổng thống Trần Văn Hương, (64-66)

5-Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn , (66-69)

6-Đại Tướng Cao Văn Viên,Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH (70-96)

7- Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, (96-110)

8-Sử gia Trần Trọng Kim, (111-115)

9-Sử gia đại tá Phạm Văn Sơn, (115-120)

10 Sử gia Hoàng Cơ Thụy, (120-123)

11-Sử gia Trần Gia Phụng, (123-142)

12-Nhà nghiên cứu sử Minh Võ, (142-147)

13-Luật Sư Lâm Lể Trinh, (147-166)

14-Sử gia Hứa Hoành , (166-170)

15-Sử gia tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu. (170-180)

b-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Cộng sản(và thân cộng sản): (181-589)

1- Hồ Chí Minh,chủ tịch đảng Cộng sản VN (181-228)

2- Phạm Văn Đồng,thủ tướng (228-234)

3- Võ Nguyên Giáp, đại tướng (234-264)

4-Lê Duẩn, Tổng Bí Thư (264-268)

5- Trường Chinh,Tổng Bí Thư (268-292)

6- Võ Văn Kiệt,Thủ Tướng (292-318)

7- Trần Văn Giàu, Sử gia (318-369)

8- Trần Quốc Vượng ,Sử gia (370-384)

9-Nguyễn Văn Trấn, nhà báo (384-412)

10- Trần Bạch Đằng, Chính trị gia (412-423)

11 Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị (423-445)

12-Nguy ễn Văn Linh, Tổng Bí Thư (445-459)

13-Nguyễn Mạnh Tường, trí thức yêu nước (460-499)

14-Bùi Tín, đại tá Phó Biên Tập báo Nhân Dân (499-532)

15-Nguyễn Minh Cần, nhà văn CSVN (532-589)

c-Nhận định cuộc chiến phía Quốc Tế : (589-959)

1-Harry S. Truman,tổng thống Hoa Kỳ (591-595)

2-Winston Churchill, Thủ tướng Anh (596-615)

3-Josef Stalin, Tổng Bí Thư đ ảng CS Liên Xô (615-635)

4-John Kennedy,Tổng Thống HK (635-642)

5-Richard Nixon. Tổng Thống Hoa Kỳ. (642-653)

6-Henry Kissinger, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (653-681)

7-Bill Laurie, sử gia (681-705)

8-Mark Moyar, sử gia (705-752)

9-Stephen Young, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ (752-761)

10-W.Westmoreland, Đại tướng TTM Trưởng Lục Quâ n Hoa Kỳ (761-827)

11-Vanuxem, Đại tướng Pháp (828-850)

12-Pierre Darcourt, Sử gia (850-868)

13-Michel Tauriac, Nhà văn,nhà báo Pháp. (868-886)

14-Rudolph J.Rummel,Sử gia. (886-894)

15-Lewis Sorley, GS Đại Học Chiến tranh Hoa Kỳ (894-915)

Chương Ba :Sự tác hại của cuộc chiến do Cộng sản Việt Nam chủ mưu (915-915)

Chương Bốn :Đường hướng đấu tranh tương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự (916-916).

Chương Năm :Kết luận (917)

Chương Sáu: Phụ chú (918)

a-Danh mục (Index) các danh nhân và địa danh có nói đến trong sách dùng để tra cứu.

b-Hồ sơ mật và giải mật của Hoa Kỳ,Việt Nam (CS và không CS) và quốc tế liên quan đến chiến tranh

Việt Nam 1945-1975.

c-Hồ sơ tội ác của CSVN: Hồ sơ tội ác đối với các đảng phái Quốc Gia,hồ sơ tội ác đối với các tôn

giáo,hồ sơ tội ác CSVN thủ tiêu, ám sát,cướp đoạt tài sản dân VN.

d-Bản đồ Đông Dương sau ngày 2 tháng 9 năm 1945.

e-Sách tham khảo.

(Ghi chú :Phần nhận định của tác giả Long Điền chữ thẳng đứng. Phần trích dẩn các tài liệu chữ nghiêng)



*

* *





Chương Một. Mục đích:

Đây là loại sách “Tìm hiểu lịch sử cận đại" với mốc thời gian từ 1945-1975 với mục đích đóng góp cho thế hệ Trẻ VIỆT NAM biết được thực chất của cuộc chiến trên quê hương suốt 30 năm khói lửa (1945-1975), để nhận thấy sự sai lầm của Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã gây ra cho VN bao đau thương tang tóc, để tìm hiểu tại sao cuộc chiến đã đẩy lùi bước tiến của Dân Tộc Việt Nam kiêu hùng nay phải bị coi là chậm tiến so với các nước lân bang trong vùng Đông Nam Á.

Quyển sách nầy nhằm chứng minh cho thế hệ trẻ Việt Nam hiểu được rõ dã tâm cuả CSVN đã gây tác hại to lớn thế nào cho nhiều thế hệ khi chúng mang chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lê áp dụng vào đất nước ta, gây cảnh đấu tranh giai cấp, sát hại hàng loạt những người kháng chiến yêu nước(không theo chủ nghiã CS), đưa ra một đường lối giáo dục gây căm thù lẫn nhau trong các tầng lớp xã hội trong nước tạo cảnh “Nồi Da Xáo Thịt", nội chiến dai dẳng,mang màu sắc do khác biệt Ý thức hệ. Vì những yếu tố vừa kể trên,chúng ta sẽ lý giải được tại sao hiện nay dân Việt Nam không thể đồng thuận để tái thiết quê hương sau 1975 và người Việt Quốc Gia trong và ngoài nước vẫn còn tiếp tục đòi giải thể chế độ độc tài,vô nhân suốt 36 năm sau “Thống Nhất”.

Khó khăn nhất cho các sử gia, các nhà bình luận để có một quyển sách lịch sử đúng nghĩa, chân thật vì hiện nay nhà cầm quyền trong nước vẫn do tập đoàn CSVN cai trị, chúng dùng bọn văn sĩ gia nô, sử gia hưởng lộc cầu vinh, sửa chữa lịch sử sao cho phù hợp với kẻ chiến thắng, không còn lương tâm trách nhiệm với thế hệ tương lai. Vì thế tại hải ngoại và quốc nội luôn có hai dòng sử khác nhau cho cuộc chiến 30 năm.

Trách nhiệm thống nhất lịch sử trong giai đoạn 30 năm thuộc về thế hệ "Hậu Cộng Sản". Chúng tôi chỉ đưa ra lời phân tích của các nhân vật lịch sử thuộc các phe khác nhau nhận định Cuộc Chiến ra sao, để bạn đọc tự suy luận theo công tâm và nhận thức của mỗi người.

-Bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó (1945-1975) đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam gồm 4 yếu tố như sau:

a-Các thuộc địa cuả Anh và Pháp từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nước đứng lên đòi độc lập, chế độ Thực Dân trong thời kỳ suy thoái, Anh và một số nước Phương Tây như Bồ Đào Nha, Y Pha Nho v.v đã trả tự do cho các nước thuộc điạ, Việt Nam là một nước bị Pháp đô hộ quá lâu (từ 1858)và sự cai trị độc ác cuả thực dân Pháp khiến cho lòng dân sôi sục muốn đứng lên dành Độc Lập.

b-Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945)sắp tàn mà thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh giành nhiều thắng lợi trước bọn độc tài Phát Xít Đức, Ý, Nhật làm cho lòng dân Việt hy vọng đánh đuổi thực dân Pháp vốn đã suy yếu và ngay cả nước Pháp cũng bị Đức đô hộ.

c-Pháp tỏ ra lép vế trước Nhật và đầu hàng Nhật tại Việt Nam một cách nhục nhã làm cho hy vọng giành lại chủ quyền cuả toàn dân Việt càng mạnh mẽ hơn, nôn nóng hơn. Chính Phủ Nhật muốn mua lòng các quốc gia Á Châu nên đã trao trả độc lập cho Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Quốc Trưởng Bảo Đại ngày 11 tháng 3 đã ra tuyên cáo Việt Nam hoàn toàn Độc Lập, bải bỏ Hoà Ước Patenôtre ký năm 1884 với Pháp. Ngày 7 tháng 4 vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các của Chính Phủ Trần Trọng Kim. Tháng 6 năm 1945 Chính Phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam.

d-Trung Hoa là nước lân bang với Việt Nam bị Nhật và các cường quốc Châu Âu xâu xé cũng đã đứng lên dành độc lập, làm nức lòng người dân Việt. Phe Cộng Sản tại Trung Hoa từ yếu thế đã dần dần thắng phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa tạo cơ hội cho phe Cộng Sản Việt Nam manh nha chiếm chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim (Pháp thì đầu hàng Nhật và Nhật cũng đã thua trận với Đồng Minh).

Với 4 yếu tố trên đã tác động rất lớn đến tâm lý toàn dân Việt Nam khao khát Độc Lập Tự Do, đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhanh chân hơn so với các đảng phái khác trong việc chớp thời cơ phát động "cướp chính quyền" Trần Trọng Kim còn non yếu, không có thực lực(Chưa có Bộ Quốc Phòng). Hoàn toàn không hề có chuyện nổ súng cướp chính quyền từ tay Nhật. Đảng CSVN vì quyền lợi CSQT nên phá hoại và cướp đoạt chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, gây chia rẽ, làm suy yếu tiềm lực quốc gia thời kỳ sơ khai. Đáng tiếc là thời điểm đó hoạt động liên kết gìửa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Quốc Dân Đảng quá yếu kém, bằng cớ là THQDĐ qua VN giải giới Nhật theo lệnh của Đồng Minh thì đại đa số các hành động của họ (vỉ bị hối lộ)là ủng hộ cho Việt Minh chớ không phải ủng hộ cho VNQDĐ!. Đáng trách là CSVN giai đoạn đó lợi dụng lòng ái quốc của toàn dân đứng ra cướp chính quyền(một chính quyền hợp pháp) là để phục vụ cho Quốc Tế CS chớ không phải cho dân tộc Việt Nam! Mâu thuẫn nội tại trong lòng dân Việt khởi đầu từ đó, cuộc chiến Quốc -Cộng cũng xuất phát từ đó, gây ra cuộc chiến dai dẳng suốt 30 năm trường đem lại đau thương cho Dân Tộc.

-Quốc Gia Và Cộng Sản:Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 bắt nguồn từ đâu? Đó là câu hỏi lớn mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cuộc chiến VN đều phải lưu tâm đến yếu tố nầy.

Giải đáp các câu hỏi sau đây là sẽ lý giải được nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến đẫm máu giữa 2 phe Quốc Gia và Cộng Sản:

1-Phong trào kháng chiến chống Thực Dân Pháp (kể từ sau khi Pháp cai trị Việt Nam bằng Hoà Ước Patenôtre 1884) có từ lúc nào? Người Quốc Gia chống Pháp gồm những ai? Trước khi có CNCS vào Việt Nam những người yêu nước VN chống Pháp bằng chủ thuyết nào?

2-Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế tại Châu Âu năm nào?Ai là người VN đi theo chủ nghĩa CSQT đầu tiên?Sự bất đồng đầu tiên giửa người Quốc Gia yêu nước và người yêu nước theo Chủ Nghiã Cộng San Quốc Tế (CNCSQT) khởi đầu từ đâu?Vì sao sự mâu thuẩn giửa phe Quốc Gia và Cộng sản ngày càng lớn mạnh? Nguyễn Ái Quốc đã áp dụng và thay đổi từ CNCSQT(tức là Đấu Tranh Giai Cấp toàn thế giới) ra chủ trương Độc Lập Dân Tộc để thu phục tinh thần ái quốc của toàn dân.Thực tâm hay giả dối? Sự việc CSVN thanh toán các đảng phái Quốc Gia xảy ra từ khi nào?Từ thời điểm nào Quốc Gia Và Cộng Sản không đội trời chung?

3-Mục tiêu chính thức của CSVN là gì? Hợp tác giai đoạn của CSVN trong phong trào Kháng Chiến Dân Tộc ra sao? Những việc làm có hại cho tiền đồ Dân Tộc nhưng có lợi cho Vô Sản Chuyên Chính(CSQT) là gì ? Kết quả cụ thể sau 1954 và sau 1975 khi Cộng Sản cầm quyền ra sao?

-Qua khảo sát lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20 chúng ta có những nhận định tóm lược sau đây:

1-Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp :Kể từ sau khi triều Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp 1884 thì lòng dân căm tức,không chấp nhận ách cai trị của ngoại bang,mọi người Việt Nam chỉ có mỗi một tấm lòng yêu nước thiết tha, từ phong trào Văn Thân 1874,Cần Vương 1885 các cuộc khởi nghĩa từ Ba Đình 1886 và cho đến phong trào khởi nghĩa tại Huơng Khê của Phan Đình Phùng thất bại 1895 mới chấm dứt.Với hàng chục phong trào kháng chiến khắp nơi do nhiều vị anh hùng Dân Tộc không dựa theo chủ thuyết ngoại lai nào,chỉ có tấm lòng trung quân, ái quốc mà thôi. Tiếp dẩn đến Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu đề xướng năm 1912,theo chủ nghĩa Dân Chủ Tư Bản .Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời năm 1927 Tổ chức VNQDĐ theo chủ thuyết Tam Dân:Dân Tộc, Dân Quyền ,Dân Sinh dựa theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng về lý thuyết nhưng độc lập về tổ chức và hoạt động.

2-Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế đầu tiên:Quốc Tế Cộng Sản I do Marx và Engels lập ngày 28.9.1864 tại Luân Đôn, Anh và sau đó lần luợt Quốc Tế CS 2 tại Paris năm 1889,Quốc Tế 3(hay còn gọi Quốc tế CS) do Lénin thành lập năm 1919 tại Moscou .Năm 1911 Hồ Chí Minh sang Pháp dưới tên Văn Ba với nghề phụ bếp,sau đó ông học tập ,làm việc và chung với các phần tử CS.Năm 1920 HCM đọc luận cương về "Vấn Đề Thuộc Địa của Lénin" và từ đó đi theo chủ nghiã Cộng Sản. Năm 1923 Hồ Chí Minh sang Liên Xô và học ở trường Đại Học Phương Đông.Tại Đai Hội Lần thứ 5 Quốc Tế CS,Hồ được chỉ định làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, Trung Quốc theo chỉ thị của chính phủ Liên Xô. Năm 1925 Hồ thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Hồ Chí Minh thống nhất ba tổ chức CS thành đảng Cộng Sản Việt Nam theo chỉ thị của CSQT.

Để lừa dối các thành phần kháng chiến Quốc Gia trong Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến(6.1.1946) trước đó 2 tháng ông Hồ đã giả vờ giải tán Đảng CSVN, nhưng thực chất là đảng CS vẫn tồn tại và phát triển với 1 tên khác và sau đó ông đã chỉ thị đàn áp, thủ tiêu các lực lượng kháng chiến nhưng không theo đảng CS.

3-Mục tiêu sau cùng của Đảng CSVN: Thực tế qua các giai đoạn lịch sử cho thấy CSVN trong Cuộc Chiến 1945-1975 họ đặt đấu tranh giai cấp là chính yếu ,còn Tự Do, Dân Tộc chỉ là phụ thuộc. CSVN sẵn sàng hy sinh quyền lợi dân Tộc để phục vụ cho Cộng sản Quốc Tế.

Sau 1975 thay vì thực hiện đoàn kết Dân Tộc,hàn gắn vết thương chiến tranh sau 30 năm dài trên đất nước. Nhưng để thực hiện chỉ thị của CS Liên Xô, CSVN huy động thanh niên Miền Nam thôn tính Lào,Campuchia gây tổn thất sinh mạng gần 100.000 người. Kế tiếp là trả thù, tù đày và vơ vét của cải của Quân Cán Chính Miền Nam bằng các hình thức gọi là tập trung cải tạo, kinh tế mới, đánh tư sản v.v….do đó mà sau nầy trong tình thế bị Trung Cộng lấn ép, đe doạ thì CSVN kêu gọi Hoà Hợp Hoà Giải để tạo lại sức mạnh chống ngoại xâm thì không ai thèm nghe.

-Tên gọi : Cuộc chiến VN 1945-1975 được phe Cộng Sản gọi dưới cái tên mỹ miều :"Cuộc chiến Giải Phóng Dân Tộc","Cuộc chiến Giành Độc Lập","Cuộc chiến Ý Thức Hệ", "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta" …. nhưng thực tế đó là một cuộc Nội Chiến tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh và đảng CSVN thi hành theo sách lược của Cộng Sản Quốc Tế. Thời điểm 1945 ,chủ nghĩa Thực Dân trên đà phá sản , Anh ,Pháp ,Hoà Lan …lần lược trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.Gây ra cuộc chiến gọi là giải phóng dân tộc là không cần thiết,các quốc gia vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân,Miến Điện ,Mã Lai,Singapore và trên thế giới 10 quốc gia khác cũng đã được trao trả độc lập mà không cần chiến tranh đẫm máu .Cuộc chiến tranh vũ trang đã khiến cho đất nước ta vốn đứng hàng đầu trong vùng Đông Nam Á trở thành một nước lạc hậu đi sau cả Campuchia và Lào; chứ không cần đem so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á! Như vậy đủ nói lên: người gây nên cuôc chiến 30 năm 1945-1975 là đảng CSVN; có công . là có công với CSQT và có tội là tội với Dân Tộc Việt Nam !

-Theo cách nhìn của nhiều phía, phiá Tây Phương họ chia Cuộc Chiến theo từng giai đoạn: Người Mỹ thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964) đến 1975). Có nhiều nguồn khác lại coi cuộc chiến bắt đầu từ 1960 đến 1975, tính từ khi miền Bắc bắt đầu công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Nhưng quan điểm chung và chính thống hiện nay của chính phủ Việt Nam vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được tính từ 1954 đến 1975.

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam#B.E1.BA.A3n_ch.E1.BA.A5t_c.E1.BB.A7a_Chi.E1.BA.BFn_tranh_Vi.E1.BB.87t_Nam )

-Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng "Chiến tranh Lạnh" diễn ra quyết liệt lúc đó trên toàn thế giới. Cả Liên Xô và Trung Quốc mặc dù có những xung đột sâu sắc với nhau vẫn cùng viện trợ tối đa cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Mỹ.

-Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 được xem là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại: Các cường quốc, do nhiều mục tiêu của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục ... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh. Trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Viện trợ nước ngoài đã có ảnh hưởng to lớn đến tình hình chiến tranh và đời sống của nhân dân hai miền Việt Nam, không những viện trợ vật chất mà các bên còn viện trợ nhân lực, chuyên gia và đưa quân lính tham chiến trực tiếp. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam )



-Nhận định của một nhà đấu tranh trẻ trong nước- Phương Nam Đỗ Nam Hải- về sự không cần thiết của cuộc chiến VN(1945-1975): “Một câu hỏi đặt ra là nếu CT Hồ Chí Minh không chọn con đường của Lê Nin, thì Việt Nam sẽ đi theo con đường nào? Câu trả lời là: Việt Nam sẽ đi theo con đường các nước Ðông Nam Á (ASEAN) đã đi, mà Việt Nam chỉ mới gia nhập từ năm 1995 đến nay. Nếu như vậy đất nước đã không bị chậm nhiều chục năm so với thế giới, không phải gánh chịu những hậu quả kéo dài đến tận hôm nay. Cũng như đã tránh được mức độ khốc liệt vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ I (1946 - 1954). Và dĩ nhiên cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ II (1954 - 1975) cũng đã không xảy ra. Máu xương của nhiều triệu con người Việt Nam ở cả hai phía đã không phải đổ xuống.”



- Muốn tìm hiểu Thực Chất cuộc chiến VN1945-1975 thì phải xét qua tổng thể, bao gồm “Khác biệt ý thức hệ”, “Thành phần tham gia” ,”Biên giới cuộc chiến”, “Quốc gia tham dự” v.v...không thể chỉ xét riêng một yếu tố nào rồi kết luận theo kiểu “Năm người mù xem voi” mỗi người nói một cách tùy theo quan điểm riêng của mình. Chúng tôi không có tham vọng tranh luận từ ngữ để gọi tên cho cuộc chiến Việt Nam mà chủ yếu là tìm hiểu những ẩn dụ chưa được phơi bày, những thủ đoạn được che dấu dưới những tên gọi mỹ miều “cuộc chiến dành Độc Lập”, “Cuộc kháng chiến thần thánh”.

-Bởi vì nếu vội vã kết luận đây là cuộc chiến “Ý Thức Hệ” thì đúng mà chưa đủ.Vì chỉ có một số ít những lý thuyết gia am tường, còn đại đa số dân Việt Nam thì mấy ai hiểu rõ ý thức hệ là gì?. Ngay cả năm 1945, sau khi đã cướp được chính quyền, qua cuộc biến động được gọi là “ Cách mạng Mùa Thu ” thì CS cũng đã vội vàng che dấu chủ thuyết CS (tuyên bố dẹp bỏ đảng Cộng sản Đông Dương 11.11.1945) vì dân VN thời điểm đó ít người biết, mà nếu biềt thì họ cũng không ưa thích cái Ý thức hệ ngoại lai nầy.

-Nếu kết luận đây là cuộc chiến “Uỷ Nhiệm” thì đúng mà chưa đủ,vì QLVNCH chiến đấu bảo vệ biên cương, như hình ảnh một người chủ nhà đánh nhau với bọn cướp, thì đâu cần ai Uỷ Nhiệm họ vẫn phải chiến đấu để bảo vệ tài sản cuả gia đình mình.

-Nều kết luận đây là cuộc chiến “Huynh đệ tương tàn”thì không đúng vì thực tế có nhiều quốc gia tham chiến và người chết trên dất nước VN bao gồm: Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba (theo tài liệu mới công bố), Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đại Hàn, Tân Tây Lan...

-Nếu kết luận đây là cuộc chiến “nồi da xáo thịt ”dùng người Việt giết người Việt (theo chủ trương của CSQT)thì còn tạm ổn, nhưng dùng chử “Huynh Đệ Tương Tàn” thì sai vì chỉ có quân đội Miền Bắc xâm lược Miền Nam, tàn sát quân và dân Miền Nam chứ QLVNCH không hề xâm lăng Miền Bắc thì sao goị là tương tàn được.

-Trong thời gian chống Pháp dành Độc Lập (1945-1954)có số thiệt hại đôi bên (Pháp-Việt)hàng chục ngàn nhân mạng;nhưng so với những cuộc thanh toán các đảng phái Quốc Gia như VN Quốc Dân Đảng,Dân Xả Đảng Hoà Hảo,Cao Đài v.v..do Việt Minh chủ trương rất ác liệt, với thiệt hại nhân mạng lên đến hàng triệu người VN, thì rỏ ràng cuộc chiến dành Độc Lập bị Đảng Cộng sản VN đặt ra đàng sau cuộc thanh toán nội bộ ,thanh toán các đảng đối lập, sát hại các tôn giáo v.v...trong đó phải kể đến những hành động trả đũa cuả các đảng phái đối với Việt Minh cũng không nhỏ và hoàn toàn các nạn nhân đôi bên đều là người Việt Nam, nếu không gọi nội chiến thì gọi là gì? (xem biểu đồ tổn thất nhân mạng đôi bên)

"Biểu đồ tổn thất đôi bên" trong các trận chiến giữa Pháp và Việt Minh từ 1945-1954 :



Pháp Việt Minh



Lực lượng

Quân Pháp: 190,000

Các đồng minh ở thuộc địa Đông Dương: 55,000

Quốc gia Việt Nam: 150,000[1] 125,000 lính chính quy

75,000 ở các quân khu

250,000 dân quân[2]

Thương vong

94,581 chết

78,127 bị thương

40,000 bị bắt 300.000 chết

500.000 bị thương

100.000 bị bắt



Đối chiếu biểu đồ các vụ Việt Minh sát hại các đảng phái không Cộng sản và các tôn giáo trong thời điểm 1945-1954 cho chúng ta thấy:

-Đạo Cao Đài bị Việt Minh sát hại: 41.194 người gồm chức sắc Cao Đài và tín đồ bị VM ám sát và tàn sát tập thể trong 775 hố chôn tập thể. Chưa kể 55.716 chức sắc và tín đồ bị CSVN sát hại từ 1955-1975.Tổng cộng :96.910 người.

-Đạo Hoà Hảo bị Việt Minh sát hại trên 10.000 chức sắc và tín đồ từ 1945-1954 .(không có thống kê chính xác)và sau 1954-1975 có hàng ngàn chức sắc và tín đồ Hoà Hảo bị CSVN sát hại.

-Qua tài liệu thống kê cho ta thấy số nạn nhân các đảng phái không CS và các tôn giáo bị sát hại lên đến 700.000 người ,chưa kể tổn thất cuả thường dân trên 1.000.000 người, gấp hàng chục lần con số lính Pháp tử trận. Như vậy xét ở phương diện các bên tham chiến thì yếu tố Pháp Việt yếu hơn Nội Chiến giữa người Việt với nhau.

-Trong thời gian từ 1954-1965 hoàn toàn không có quân đội ngoại quốc trên chiến trường, nhưng nhiều trận đánh cấp trung đoàn, tiểu đoàn xảy ra tại Miền Nam, giữa phiá CS và VNCH (chưa có bộ đội Bắc Việt) , đồng thời kể từ ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam 1960, trong vòng 1 tuần lễ CS đã sát hại hàng chục ngàn viên chức xã ấp, thì yếu tố “Nội Chiến” nổi bật.

-Ngày thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” 20-12-1960, một tổ chức do CS Bắc Việt dựng lên, trong vòng 1 tuần lễ đầu tiên CSVN đã ám sát, thủ tiêu hàng ngàn thường dân vô tội, viên chức chính quyền dân cử VNCH trong khi Hiệp Định Genève 1954 phân chia hai miền Nam Bắc như hai quốc gia riêng biệt theo 2 thể chế chính trị khác nhau, có chủ quyền, có chính phủ, biên giới minh định qua vỹ tuyến 17 rõ ràng là CS gây nội chiến Nam Bắc. Miền Nam chiến đấu là để tự vệ, MTGPMN là công cụ cuả CS Bắc Việt, là kẻ xâm lăng.

-Sau Hiệp Định Paris 1973 hoàn toàn quân đội Đồng Minh rút hết khỏi Miền Nam mà CSVN vẫn còn tấn công VNCH ác liệt hơn trước hoà đàm, rõ ràng CSVN cố tình tạo cuộc nội chiến với ý đồ “Xâm Lược” Miền Nam mà thôi.

-Còn nói đó là cuộc “nội chiến” thì phe Cộng Sản dứt khoát không chịu nhận , vì đó là cái“Tội Lỗi Tày Trời” mà họ cố dấu. Nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn vì không hiểu rõ Cộng sản nên gọi cuộc chiến 1954-1975 là Nội Chiến mà suýt bị Cộng Sản thủ tiêu ! Cộng sản sợ danh từ nầy lắm, vì đó chính là Tội Ác đích thực do chúng gây ra. Một thí dụ cụ thể: kẻ xa lạ thù oán nhau, đốt nhà nhau thì mình căm thù nhưng mau quên, nhưng nếu đó là người anh em nghe lời người ta, lại đốt nhà anh em ruột cuả mình thì sẽ thành vừa thù vừa hận dai dẳng.

-Phiá Quốc Gia thì đa số xem đây là cuộc chiến Tự Vệ cuả Miền Nam chống lại Xâm Lược phương Bắc và không đồng ý gọi đó là cuộc Nội Chiến vì cho là dể mắc mưu với luận điệu tuyên truyền của CSVN khi chúng lập ra tổ chức bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng. Đánh lừa giới truyền thông ngoại quốc là chỉ có người dân Miền Nam nổi lên chống chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu thôi.Thực tế là có đến 90% chiến binh tử trận là từ Miền Bắc xâm nhập vàoNam qua hàng chục sư đoàn chính quy Bắc Việt . Thực tế thì đại đa số dân Miền Nam hiểu rỏ là cuộc chiến xảy ra do Miền Bắc chủ mưu,ngày nào không có bộ đội Bắc Việt xâm nhập thì ngày đó Miền Nam sẽ ổn định ngay.

-Nói về thực chất cuộc chiến, nhiều nghi vấn lịch sử hiện nay vẫn chưa giải đáp được đầy đủ.Trong nguyên tắc viết sử, người ta ít dùng chử “nếu” vì có quá nhiều thiên kiến.Nhưng muốn tìm hiểu thực chất cuộc chiến VN, ta chỉ cần trả lời các chữ “nếu” sau đây:

1-Nếu CSVN không cài người và chôn dấu vũ khí lại ở Miền Nam trước HĐ Genève 1954 thì Miền Nam có xảy ra chiến tranh không? (nếu có thì chỉ có tranh chấp nội bộ, không có xảy ra chiến tranh quy mô)

2- Nếu sau 1954 CSQT không bành trướng chủ nghĩa CS sang các nước Đông Dương và đồng thời khối Tây Phương bỏ mặc Đông Dương cho CS chiếm như các nước Đông Âu sau 1945 thì có cuộc chiến Đông Dương không ?(dĩ nhiên là không có chiến tranh xảy ra)

3- Nếu cho dù Hoa kỳ và Tây phương có viện trợ nhưng Miền Nam không chống trả CS (hoặc tự động đầu hàng CS)thì có chiến tranh không ?Dĩ nhiên là không( điển hình là sau Đệ Nhị Thế Chiến các nước Đông Âu đã bị khối Tây Phương bỏ mặc cho CS xâm lược, nên không có chiến tranh,tuy nhiên họ phải sống đau khổ suốt 45 năm mới giải thoát được ách CS (1945-1990)

4- Nếu Liên Sô và Trung Cộng có viện trợ, có xuí biểu, có áp lực nhưng Hồ Chí Minh và đảng CSVN không chấp nhận tấn công Miền Nam thì có chiến tranh không ? Nếu Hồ Chí Minh dám trả lời với Mao Trạch Đông : “đồng chí hảy giải phóng Đài Loan trước khi xúi tôi đánh Miền Nam VN” thì có chiến tranh 30 năm không ?

5- Nếu chỉ có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, không có bộ đội chính quy Miền Bắc vào thì có chiến tranh lâu dài không? Xin thưa: với chính sách chiêu hồi và bình định nông thôn của VNCH sẽ ổn định Miên Nam nhanh chóng, không có chiến tranh xảy ra. Lời thú nhận của Lê Duẩn thuộc Bộ Chính Trị đảng CS cho biết 95% quân Giải Phóng Miền Nam đã bị chính quyền Cộng Hoà triệt tiêu từ năm 1961).

6- Nếu nói Miền Nam bị Mỹ đô hộ theo kiểu thực dân mới, vậy thử hỏi Tây Đức, Nam Hàn có bị Mỹ đô hộ chưa? (xin thưa Tây Đức và Nam Hàn chỉ là đồng minh với Mỹ thôi, họ là đồng minh ngang hàng với Mỹ vì an ninh ổn định, không bị chiến tranh chi phối, ngày nay kinh tế của 2 nước nầy thuộc hàng cao nhất thế giới và không lệ thuộc bất cứ ai. Tây Đức chủ động hiệp thương với Đông Đức, bỏ ra hàng chục tỹ dollar tài trợ cho Đông Đức trước khi 2 nước thống nhất và Nam Hàn trong tương lai gần sẽ thống nhất, đùm bọc Bắc Hàn đang rên siết vì đói nghèo.)

7-Có người đặt giả thuyết: nếu năm 1948 Quốc Trưởng Bảo Đại không thành lập Quân Đội Quốc Gia, tiền thân của QLVNCH sau nầy thì trên đất nước VN có chiến tranh không? Xin thưa:sẽ không có chiến tranh bom đạn. Nhưng số người chết vì CS thanh trừng có thể sẽ nhiều hơn khi có chiến tranh đối đầu. Điển hình đất nước Trung Hoa sau cuộc chiến Quốc Cộng 1949, Trung cộng làm chủ lục địa Trung Hoa thì cuộc “Đại Thanh Trừng”lên đến hàng chục triệu người. Liên Xô cũng vậy, sau cuộc nội chiến Nga 1918-1922, Stalin lên cầm quyền (sau khi Lénin chết năm 1924) đã làm những cuộc “Đại thanh trừng” "Đại khủng bố”sát hại hàng chục triệu dân Nga, Việt Nam sau 1945,Việt Minh cầm quyền, có sự tham gia của các đảng phái trong Quốc Hội, nhưng Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã tàn sát hàng trăm ngàn đồng bào (trong vòng 2 năm 1945-1946).bởi vì lúc đó không còn lực lượng nào đủ mạnh để đối đầu với CS!

-Sách nầy cũng nhằm phản bác các luận điểm, nhản quan của những cây viết Tây Phương vốn đã không hiểu, hoặc hiểu lệch lạc về cuộc chiến Việt Nam, theo họ cuộc chiến vừa qua chỉ là giữa nguời Mỹ và Cộng sản Việt Nam, thực tế cuộc chiến vừa qua đa phần là do chính những người Việt Nam với nhau mà thôi, bởi vì bằng chứng lịch sử cho thấy từ 1954 đến 1964 trước khi quân đội đồng minh vào tiếp cứu Miền Nam trước làn sóng xâm lăng cuả CSVN thì quân và dân Miền Nam đã cùng nhau chống chọi cuộc xâm lược của CS Bắc Việt và sau khi quân đội đồng minh hoàn toàn rút lui khỏi Miền Nam (Hiệp Định Paris năm 1973) thì quân và dân Miền Nam vẫn tiếp tục chống chọi các cuộc xâm lược của CS Bắc Việt.

-Quyển sách nầy cũng nhằm phản bác lập luận cho rằng : công nhận nội chiến là mắc mưu của Cộng sản. Bởi vì phiá Cộng sản luôn tuyên truyền là chế độ cai trị của Miền Nam quá hà khắc nên dân chúng Miền Nam tự động nổi dậy và thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để chống trả, Miền Bắc không có xâm lăng Miền Nam. Điều giải thích của CS là hoàn toàn dối trá, ai cũng hiểu là chỉ cần 1 tháng thôi, phiá Bắc Việt đừng chi viện người và súng đạn thì cuộc chiến trong Nam sẽ chấm dứt ngay, vì tên gọi là MTGPMN nhưng thực chất 95% là lính Bắc Việt. Xin thưa : CSVN luôn kêu gọi hoà hợp, hoà giải nhưng thực tâm chúng chỉ muốn gây cảnh nội chiến để dể dàng thôn tính quyền lực vào một đảng duy nhất là đảng CSVN. Xin minh định cho rõ là chúng ta (Những người theo đường lối Quốc Gia Dân Tộc ) không bao giờ chấp nhận, đồng thời không muốn cảnh nội chiến xảy ra. Người lính VNCH khi cầm súng chống CS Bắc Việt là để bảo vệ tổ quốc trước kẻ thù ngoan cố theo chủ nghĩa CS Quốc Tế phá hoại hoà bình và cuộc chiến nầy xảy ra từ 1945 đến 1975 là do CSVN gây ra, chúng là kẻ chủ mưu cho cuộc nội chiến độc hại gấp trăm lần nạn ngoại xâm.

Bởi vì chống ngoại xâm xong rồi thì toàn dân sẽ chung phần tái thiết đất nước dể dàng, còn cuộc nội thù thì cứ dai dẳng mấy chục năm (từ 1945 đến nay) làm cho đất nước suy yếu và hiện nay vẫn còn kéo dài không biét đến bao giờ mới có thống nhất lòng người để chung vai canh tân đất nước, để phòng thủ chống ngoại xâm.

-Qua phần trình bày trên, cho chúng ta kết luận là: muốn xét thực chất cuộc chiến VN 1945-1975 thì phải xét tổng thể các yếu tố tạo thành chiến tranh để kết luận hoặc gọi tên cuộc chiến. Nếu chỉ xét một khía cạnh, một yếu tố thì dể thiếu sót, đúng nhưng chưa đủ thuyết phục.

-Sau khi trình bày thực chất cuộc chiến, người viết mong mỏi sẽ giúp cho giới trẻ tại VN và hải ngoại hiểu rỏ bản chất cuộc chiến xấu xa, không cần thiết mà hiện nay đảng CSVN độc tài vẫn hằng ca tụng là "cuộc chiến thần thánh"" giải phóng quê hương"!

Để cho giới trẻ thấy được sự hào hùng cuả toàn dân Miền Nam, của QLVNCH trong suốt 20 năm, hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Tự Do, Dân Chủ thực sự cho đất nước Việt Nam thân yêu. Giúp cho thanh niên VN hiểu được tại sao ngưới Việt Quốc Gia tại quốc nội và cả ở hải ngoại, tại sao sau năm 1975 khi đất nước “Thống Nhất” rồi họ vẫn kiên trì tranh đấu cho quyền lợi thiết thực cuả đồng bào vì yêu quê hương đất nước, vì tương lai giống nòi .

Để lý giải cho giới trẻ hiểu được vì sao một số lãnh tụ, trí thức, tướng lãnh CSVN có hàng chục tuổi đảng, có địa vị cao ngất trong chế độ CS mà ngày nay họ đã nhận ra bộ mặt thật xấu xa cuả chế độ mà bao năm họ đã từng phục vụ đắc lực, nhờ vào truyền thông đại chúng mở rộng ,nhờ vào các tài liệu mật được giải mật phô bày công khai nên những công thần CS ngày nay họ cũng đã thấy được bản chất tội ác cuả cái đảng mà họ từng tham gia, giết hại đồng bào, giờ đây họ đã bỏ đảng hàng loạt

Để tiếp tục cầm quyền, cai trị ngu dốt và hà khắc dân ta, bọn chóp bu trong Bộ Chính Trị đã và đang sử dụng chiêu bài giả trá, tráo trở hai mặt làm cho người dân trong nước và hải ngoại không biết đâu là chính nghĩa đâu là gian tà,không phân biệt trắng đen để chúng tiếp tục lừa dối, vơ vét, đục khoét tài sản quốc gia và làm cho đất nước ngày một lụn bại .

Đường hướng đấu tranh hiện tại và tương lai cho Việt Nam là : Giải trừ gian tà , đề cao chính nghiã, đoàn kết toàn dân, Tự Do, Dân Chủ thật sự để tái thiết Đất Nước Việt Nam trở nên giàu mạnh trong thế giới văn minh hiện đại.

-Tên gọi cho cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam từ 1945-1975 có rất nhiều tên gọi tùy theo lập trường của mỗi bên Quốc Gia hay Cộng Sản.Tuy nhiên theo tôi, tên gọi cho cuộc chiến không quan trọng bằng thực chất cuôc chiến, không cần tranh luận quá nhiều cho phần nổi (cho tên gọi )mà nên tìm hiểu phần chìm, phần ý đồ thật sự của tảng băng cuộc chiến Việt Nam .

-Lý do chọn những vị lãnh đạo Việt Nam, các vị tướng lãnh trực tiếp chỉ huy, các sử gia, bình luận gia, chính trị gia đại diện cho 2 Miền Nam, Bắc là những lời nói có giá trị cao nhất ,vì họ chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước Dân Tộc VN trong cuộc chiến và sau nầy. Ưu tiên dành cho những người Việt Nam vì một số những người ngoại cuộc không hiểu rỏ thực chất cuộc chiến gồm nguyên nhân và hậu quả bằng người dân Việt chịu trực tiếp những đau thương, mất mát, vinh nhục trong cuộc chiến. Trước đây vẫn còn nhiều tranh cải trong suốt nửa thế kỷ qua và còn kéo dài đến tận hôm nay (2009 )và chưa biết đến bao giờ mới có sự đồng thuận của toàn dân Việt khi nhắc đến cuộc chiến tang thương nầy.Trong thời chiến, để dành chiến thắng, mỗi bên đều đưa ra lý luận tuyên truyền khác nhau minh định cuộc chiếnhoàn toàn khác nhau. Ngày nay cũng vậy sau chiến tranh, nhà cầm quyền CSVN dĩ nhiên cũng giải thích cuộc chiến theo nhản quan và ý thức hệ của họ, còn người dân thì lại muốn biết sự thật đàng sau những lời tuyên truyền đó ra sao? Ngày nay với các nhân chứng sống của lịch sử, các tài liệu "Giải Mật" được công bố cho mọi người cùng xem thì bức màn bí mật về cuộc chiến dần dần lộ diện. Tuy nhiên quyền chọn lọc và nhận định sau khi xem tài liệu là của quý độc giả. Người viết chỉ có nhiệm vụ thu thập, hệ thống hoá các tài liệu, ghi rõ xuất xứ các tài liệu để thế hệ tương lai có cái nhìn về cuộc chiến đã qua hai chiều, nhiều mặt và tự mình có nhận thức riêng qua các tài liệu ấy.Trong thời chiến với kỷ thuật tuyên truyền xão trá, CSVN tự cho chúng là thành phần yêu nước, tự nhận là đại diện cho toàn dân (mà không do dân bầu)để chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân. Ngày nay cũng vậy, chúng gán ghép yêu nước là phải yêu "xã hội chủ nghĩa", đảng và dân tộc là một ;vì thế cho nên thế hệ trẻ sau chiến tranh làm sao hiểu rỏ thực chất, bộ mặt thật của chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản là gì,ngày nay sự lầm lẫn nầy đã nhân lên nhiều thế hệ!

Lần lượt chúng ta sẽ tìm hiểu “Thực Chất cuộc chiến VN từ 1945-1975 “ qua các lời tuyên bố, lời nhận định cuả chính các nhân vật lịch sử sau đây: (ghi chú :chữ in nghiên, trong ngoặc kép là lời cuả nhân vật lịch sử. Chữ in đứng là nhận định cuả người viết).Chúng tôi chỉ chú trọng trích dẩn những nhận định liên quan đến thực chất cuộc chiến.



x

x x

Chương II Nhận Định Cuộc Chiến:

a-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phiá Quốc Gia Dân Tộc:



1-Hoàng Đế Bảo Đại:(1913-1997)



Hoàng Đế Bảo Đại 1913-1997

Tiểu sử tóm lược:

Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng nay thường dùng như là tên nhà vua khi tại vị và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng.

Tiểu sử và sự nghiệp

Thuở nhỏ

Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪), tục danh "mệ Vững"[1] sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà [2].

Ngày 28 tháng 3 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho ăn học tại học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.

Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.

Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Đến tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan về nước.

Lên ngôi



Bảo Đại mặc trang phục hoàng đế thời nhỏ



Vua Bảo Đại ngày phong vương





Bảo Đại trước ống kính máy ảnh

Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Bảo Đại đã cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải và Ngô Đình Diệm. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.

Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.

Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Thoái vị

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ".

Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Làm Quốc trưởng

Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh. Ngày 24 tháng 4 năm 1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế".

Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.





Người Pháp làm lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952)

Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố.

Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng[3] (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ.

Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới.

Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam.

Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955.

Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.

Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm được suy tôn lên chức vị Quốc trưởng, và với 5.721.735 phiếu truất, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất và bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế.

Cuộc sống lưu vong





Cựu hoàng Bảo Đại tại Paris

Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1982, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.

Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố.

Tang lễ





Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy Paris.

Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.

Đám tang Bảo Đại được điện Elysée đứng ra lo liệu đầy đủ và trang trọng. Về phía gia đình, ngoài bà quả phụ Vĩnh Thụy Baudot có hoàng tử Bảo Long và các công chúa cùng đến tiễn đưa thân phụ, ngoài ra còn có bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương), tuy đã 90 tuổi nhưng cũng tới dự. Linh cữu Bảo Đại được đưa từ Quân y viện Val de Grace tới thánh đường Saint Pierre de Chaillot để làm lễ cầu hồn. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel. Đám tang Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng, một sĩ quan cầm quốc kỳ Pháp đi đầu và tiểu đội lính cầm súng đi hai bên linh cữu. Chính phủ Pháp có cử đại diện đến dự lễ, chia buồn và tiễn đưa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viếng.

Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".[6]

Vợ và tình nhân

Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", Nhà xuất bản văn nghệ, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:

Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con

Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con

Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con

Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái

Lê Thị Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con

Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái

Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú

Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con

Các con

Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con.

Với Nam Phương Hoàng hậu

Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai,sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938

Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942

Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943





Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh III

Với bà Mộng Điệp

Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946

Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm 1954

Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm 1957

Với bà Hoàng Tiểu Lan

Nguyễn Phúc Phương An

Với bà Phi Ánh

Nguyễn Phúc Phương Minh

Nguyễn Phúc Bảo Ân

Với bà Vicky

Nguyễn Phúc Phương Từ

Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ[7].

Câu nói nổi tiếng

Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.[8]

Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.[9]



Chú thích

^ [1] Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hòa: Ký ức 50 năm sau.

^ Xem thêm bài "Vua Bảo Đại con ai" của Võ Hương An

^ Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. Trang 229,287

^ Xem chú thích 121, bài "Ngô Đình Diệm, thời chưa năm quyền"

^ Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. Trang 284-292

^ Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. Trang 268,269

^ Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. Trang 264

^ Câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” và câu “Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập” được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu “làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho hoàng tộc. Hai chiếu trên Bảo Đại đã nhờ ông Phạm Khắc Hòe soạn hộ và Bảo Đại ký tên, đóng ấn tín vào và ra lệnh dán "chiếu thoái vị" tại Phu Văn Lâu, một chiếu gửi cho hoàng tộc. Theo hồi ký Phạm Khắc Hòe, phần trích lại tại trang 126, 153, 154 cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006.

^ Năm 1996, khi các bác sĩ người Pháp giải phẫu mắt cho ông, nhiều đoàn thể và tổ chức chính trị đến chúc mừng và mời ông tham dự với tư cách lãnh tụ, ông khoát tay và nói như van nài: "S’ il vous plaît, laissez- moi vivre et mourir en paix". Xem Tư liệu (kỳ 9): Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại của Nguyễn Đắc Xuân, bài được đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 527, tháng 3 năm 2005.



-Nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 của Quốc Trưởng Bảo Đại như sau :

-Muốn tìm hiểu nhận định của vua Bảo Đại đối với cuộc chiến Việt Nam ,chúng ta tìm đọc 2 quyển sách liên quan đến Bảo Đại nhiều nhất đó là “BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM” và quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam”

-Bối cảnh lúc đó tại Việt Nam (1945): Pháp yếu thế, giao quyền lại cho Nhật cai trị VN, Nhật thua trận bởi lực lượng Đồng Minh, VN lúc đó gần như vô chính phủ, Việt Minh lợi dụng thời cơ “cướp chính quyền” (danh từ do CS sử dụng, xác nhận rõ đây là hành động ăn cướp).

-Có tài liệu cho biết ngày 19 tháng 8 năm 1945 Hoàng Đế bảo Đại từ chối tấn công Việt Minh vì lo ngại một cuộc nội chiến tương tàn giửa người Việt với nhau . Phiá Nhật nhận chỉ thị của Đồng Minh là phải bảo vệ an ninh và trật tự cho dân chúng nên đã cử một đại tá đến gặp vua để dẹp bạo loạn Việt Minh .Vua Bảo Đại đã nói với phiá Nhật :”Tôi triệt để khước từ sự bảo vệ cuả ông.Tôi ra lệnh ông phải rút bỏ ngay những công tác ấy .Tôi không muốn rằng một quân đội ngoại quốc làm chảy máu dân tộc tôi”

( hồi ký Le Dragon d’Annnam của Bảo Đại trang 117) tiếc thay nghĩa cử cao đẹp đó của Bảo Đại đã bị Hồ Chí Minh lợi dụng để phục vụ cho nhu cầu của Cộng sản Quốc Tế . Ý định của Hồ không phải đem lại Tự Do Độc Lập cho Việt Nam mà chính là để áp đặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản lên đầu toàn dân Việt Nam!!!

-Trách nhiệm lịch sử của vua Bảo Đại ở giai đoạn nầy trước quyết định sai lầm là bàn giao quyền hành cho Hồ cũng không phải là nhỏ !(Việt Sử Khảo Luận trang 1996). Chỉ hơn 7 tháng sau tức là ngày 16.3.1946 Bảo Đại đã hiểu rỏ về con người của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản nên tìm cách đi thăm viếng Trung Hoa, thực tế là bỏ trốn chế độ CS!

-Nhưng trong "Thành công của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM.” Nxb TP.HCM, 1993.trang 700 Trần Văn Giàu xác nhận Bảo Đại không chịu theo ý kiến của người Nhật muốn giúp nhà vua chận đứng các hành động của Việt Minh cho nên "tối 22-8, khi thanh niên Huế hạ cờ quẻ ly ở kỳ đài, kéo cờ sao vàng lên thì nhà vua bực dọc hối tiếc đã từ chối sự can thiệp của quân Nhật. Tiếc mấy cũng trễ rồi. ”

-“Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh liền lợi dụng thời cơ, nhanh tay cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8. Đại sứ Nhật tại Huế là Yokoyama vào yết kiến vua Bảo Đại, xin đem lực lượng Nhật tại Đông Dương (còn nguyên vẹn) dẹp tan cuộc đảo chánh của Việt Minh, nhưng vua Bảo Đại từ chối vì sợ cảnh nội chiến tương tàn trước sự lợi dụng của ngoại bang. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 25-8 và chính phủ Trần Trọng Kim giải tán”.

-Vua Bảo Đại (1913-1997) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn và cũng là ông vua cuối cùng của Việt Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 1945 ông đã thoái vị với câu nói lịch sử:

"Muốn củng cố nền Độc Lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của Dân Tộc.Trẩm sẳn sàng hy sinh về tất cả các phương diện.Trẩm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm.Trẫm ưng được làm Dân một nước Độc Lập hơn làm Vua một nước bị trị. “

Bình luận việc nầy cho thấy không phải lúc ấy Bảo Đại quá sợ lực lượng Việt Minh, thực tế lúc đó lực lượng VM tại Hà Nội chỉ vỏn vẹn 30 người với 17 khẩu súng lục.(Theo VSKL của Hoàng Cơ Thụy quyển 4 trang 1993).

-Sau đó ông được ông Hồ Chí Minh mời làm cố vấn tối cao cho chính phủ liên hiệp cùng với giám mục Công Giáo Lê Hữu Từ. Nhưng chẳng bao lâu, nhận ra ý đồ của ông Hồ và phe nhóm muốn xích hóa Việt Nam, ông đã thôi hợp tác. Năm 1949, theo lời yêu cầu của một số chính khách quốc gia, Bảo Đại trở lại chính trường với tư cách là quốc trưởng cho đến ngày 23 tháng 10 năm 1955 thì bị truất phế qua một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý “,ông tiếp tục sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997.

-Vua Bảo Đại hiểu rõ CSVN sau khi trao quyền cho Hồ Chí Minh năm 1945, đồng thời ông cũng hiểu rõ Hồ Chí Minh là người của Quốc Tế Cộng sản không có lòng yêu nước thật sự. Trong cuộc chiến từ 1945 đến 1975 Hồ chỉ thi hành các chỉ thị của CSQT để tấn công miền Nam gây cảnh huynh đệ tương tàn. Trong quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” ông đã ghi rõ những việc làm của thủ tướng Ngô Đình Diệm người mà sau nầy đã đưa ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế ông ,nhưng ông nhận xét rất vô tư và lên án CSVN đã quấy động, gây rối làm thiệt hại cho Đất Nước và Dân Tộc:

"Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?"

Vua Bảo Đại cũng trả lời ngay :

"Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được."

Có lẽ vì đã từng là quốc trưởng và đã phải đối phó với Cộng sản, có kinh nghiệm về các phương pháp khuấy động gây rối của cộng quân, hơn nữa tin tưởng ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước thương dân, nên Bảo Đại không tin ông Diệm có thể bách hại Phật Giáo. Trong hồi ký ông đã viết:

"Tất cả đang tiến tới, thì chính phủ (Ngô Đình Diệm) gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Ông Diệm và Nhu là người Công Giáo. Các nhà sư được cộng sản giật giây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung như mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo…Ai đã xúi dục họ gây loạn, ai ? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà-nội vào hay từ Bắc Kinh tới?”…

Trong sách "Con Rồng Việt Nam" hồi ký của vua Bảo Đại, do Nguyễn Phước Tộc xuất bản năm 1990, tại Paris, trang 187,thời điểm tháng 8.1945 đáp lời kêu gọi thoái vị của Việt Minh,vua Bảo Đại đã nói nguyên văn:

“Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.”

"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,

"Vì nền độc lập của Việt Nam,

"Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

"Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 3 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

"Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng ”

Trong các câu nói trên vua Bảo Đại không nói rỏ tranh chấp với hình thức nào,nhưng rỏ ràng ông muốn nói đến xung đột bằng súng đạn,vì ông dùng chử : “ đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương”và xem đây là một cuộc nội chiến “có lợi cho kẻ xâm lăng”.Vua Bảo Đại cũng đã khuyên chính phủ Hồ Chí Minh dùng tình huynh đệ đối xử với các đảng phái ,phe nhóm khác với đường hướng cuả Mật trận Việt Minh,nhung sau đó Hồ và phe nhóm đã ra sức tàn sát các đảng phái và cả thường dân vô tội không chịu chấp hành chủ trương cuả đảng Cộng sản Việt Nam , đồng thời bọn họ đã tạo ra một cuộc nội chiến đẩm máu suốt 30 năm trời trên quê hương Việt Nam khốn khổ! Đồng thời Bảo Đại cũng đã thấy rỏ dã tâm của CSVN dùng chiêu bài chia rẽ tôn giáo để gây ra cuộc chiến đau thương cho cả dân tộc!

Qua quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam “của vua Bảo Đại ta có thể tạm kết luận nhận định của ông trong cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 như sau :

-Vua Bảo Đại năm 1945 sẳn sàng nhường ngôi cho Việt Minh để thống nhất đất nước hoà hợp dân tộc để chống ngoại xâm,không chấp nhận Nội Chiến, huynh đệ tương tàn , vua Bảo Đại kêu gọi CS hảy lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái và phe nhóm, nhưng CSVN luôn áp dụng đúng chỉ thị cuả CSQT là tiêu diệt giai cấp “phản Cách mạng”và tiêu diệt các tôn giáo, vì vậy sau đó vài tháng ông đã thấu rõ dã tâm của Hồ muốn tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia đang cộng tác với Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp. Hoàng Đế Bảo Đại là người thật tâm yêu nước, đồng thời Ông đã thấy được sự tàn ác của CSVN đối với các tôn giáo và đảng phái, vì thế ông đã rút lui không còn là Cố Vấn danh dự trong chính phủ HCM nữa, đồng thời cố công đi tìm người có thực tâm yêu nước lên nắm chính phủ. Ông đã kết luận :“Xích hoá Việt Nam , gây cuộc nội chiến 1945-1954 là do CSVN nhận chỉ thị của CSQT mà thôi ”.

-Năm 1954 sau khi hiệp định đình chiến Genève phân chia 2 miền Nam Bắc theo chủ trương của CSVN và CSQT đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt, nên ông đã hai lần khẩn khoản mời ông Ngô Đình Diệm để trao quyền thành lập chính phủ Quốc Gia chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt.Lúc nầy không còn là cuộc nội chiến nửa mà là một cuộc xâm lăng một nước có chủ quyền và có chính phủ, quân đội độc lập được quốc tế công nhận( lúc đó cả 2 miền Nam và Bắc VN chưa được vào Liên Hiệp Quốc)

-Những biến động sau nầy tại Việt Nam (1954-1963) dù đang sống lưu vong tại Pháp, cựu hoàng Bảo Đại cũng nhận định rỏ ràng cuộc chiến 1945-1954 do CSVN thực hiện là một cuộc Nội Chiến và cuộc chiến sau 1954 là cuộc xâm lăng do đảng CSVN nhận chỉ thị của Nga Tàu,các cuộc biến động ,giết hại lẩn nhau đều do CS chủ trương .

-Tuy nhiên cuộc sống của ông từ thuở nhỏ bị ảnh hưởng bởi các cố vấn Pháp (luôn kề cận trong thời gian ở tại Paris trước khi về nước chấp chánh) phần nào nặng về hưởng thụ vật chất, cho mình là bậc quân vương theo quan niệm phong kiến là các thần dân phải phục vụ cho vua chúa, nên sự đóng góp của ông cho Quốc Gia Dân Tộc không được trọn vẹn, so với vị thế cao quý và những nhận định đúng đắn mà ông đã có.





*



* *



2-Tổng Thống Ngô Đình Diệm :



Ngô Đình Diệm 1901-1963.

- http://www.vnfa.com/ct/un_hongo.html : Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm bài của Trần Thiện Thành.

"I.- 1901-1933

Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3-1-1901 tại Huế, là con trai thứ 3 của một gia đình gồm 6 trai 2 gái. Hai người anh của Cụ là Ông Ngô Ðình Khôi bị Việt-Minh hạ sát năm 1945 đang khi làm Tổng Ðốc tỉnh Quảng Nam và ÐTGM Ngô Ðình Thục. Ba người em là các ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn; 2 người em gái là bà Ấm và bà cả Lễ.

Thân sinh TT Diệm là cụ cố Ngô Ðình Khả, nguyên quán làng Ðại Phong, quận Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình. Cụ cố là vị khoa bảng nổi danh, đã từng làm Thượng Thư, thầy dạy và cố vấn của vua Thành Thái.

Vì được rèn luyện trong một gia đình Nho Giáo, dưới sự hướng dẫn của cụ cố thân sinh và người đỡ đầu là Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài; trong tinh thần Thiên Chúa Giáo hợp với triết thuyết Khổng Mạnh, nên cụ Diệm đã hấp thụ được những cá tính đặc biệt: cương nghị, thanh liêm, dũng cảm, chính trực, quảng đại, bất khuất, hy sinh quên mình vì dân vì nươc, sống cho đồng bào và chết cho tổ quốc.

Vừa trên 20 tuổi, đối với đại đa số quần chúng là năm vừa chập chững bước chân vào đời, thì cũng vào tuổi đó, Cụ đã được triều đình bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Năm 30 tuổi, cụ đã được thăng nhiệm làm Tổng Ðốc các tỉnh Phan-Rang rồi Phan Thiết. Nổi danh như cồn vì đã biết sử dụng uy quyền của mình để bênh vực quyền lợi của dân chúng nhất là những người nghèo khổ, đã can đảm có những hành động chống lại việc sưu thuế bóc lột của thực dân Pháp.

Năm 32 tuổi, Cụ lại được triều đình mời giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lai kiêm thư ký Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp gồm các Bộ Trưởng và các viên chức cao cấp người Pháp. Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu và thi hành các hiệp ước giúp cải thiện đời sống dân chúng.

Nhưng sau 4 tháng, Cụ từ nhiệm vì nhận thấy dã tâm của thực dân không bao giờ muốn thi hành đúng đắn hiệp ước lại còn trắng trợn bác bỏ các đề nghị hữu lý của Cụ và còn tăng gia những hành động đàn áp các tổ chức có khuynh hướng mới.

II.- 1933-1954

Sau khi từ quan, Cụ trở về dậy học tại trường Providence Huế và cũng từ thời gian ấy Cụ bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp. Cụ liên lạc với các nhà Cách Mạng lão thành như các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Chính Cụ Phan Sào Nam đã ngưỡng mộ cụ Diệm như là một anh hùng cái thế mới hơn 30 tuổi đầu mà đã vì dân vì nước chống lại thực dân không màng danh vọng phú quý.

Phong trào của cụ phát xuất tại Huế và lan rộng đến hầu hết các tỉnh miền Trung đã bị Pháp theo dõi rình rập. Năm 1944, thực dân Pháp bố ráp phong trào của Cụ, nhưng Cụ đã nhanh chân trốn thoát sang Ai Lao, vì được người thân tín cấp báo.

Tháng 3 năm 1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Ðông Dương. Bảo Ðại tuyên bố Việt Nam Ðộc Lập. Toàn dân vui mừng và mong mỏi chí sĩ Ngô Ðình Diệm đứng ra lập Nội Các. Nhưng sau nhiều lần được Ðại Sứ Nhật tiếp xúc mời mọc, Cụ vẫn không nhận lời vì tìm hiểu được rằng quân phiệt Nhật cũng như thực dân Pháp đều không muốn cho Việt Nam độc lập mà chỉ cần Cụ ra làm bù nhìn cho chúng.

Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàigòn ra miền Trung, Cụ Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đã nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá hình nên muốn mời tù nhân Ngô Ðình Diệm tham gia chính quyền để làm bình phong.

Hồ chí Minh những tưởng sẽ đối diện với một con người hoàn toàn mất tinh thần, sẵn sàng khuất phục, nhưng ai ngờ lại chạm trán phải một người can đảm bất khuất dám nói thẳng vào mặt mình:

"Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hãm hại anh tôi (Ngô Ðình Khôi) và Ông cứ nhìn thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không?"

Hồ Chí Minh không thành công trong việc chiêu dụ nên phải miễn cưỡng để Cụ Diệm ra đi.

Năm 1950, nhân dịp xuất ngoại dự năm Thánh, Cụ được linh mục Houssa giới thiệu sang Hoa Kỳ, trú ngụ tại tu viện Maryknoll, Lakewood TB New Jersey.Tại đây Cụ đã được mời đến nhiều Ðại Học danh tiếng Hoa Kỳ để diễn thuyết và gây được nhiều cảm tình và tiếng tăm với chính khách và dân chúng Mỹ.

Ðầu năm 1953, Cụ Diệm được người thân tín mời về Pháp để sửa soạn tham chính. Khi đó chính phủ Pháp đang bối rối về vấn đề Ðông Dương, dân chúng bắt đầu chán ngấy chiến tranh. Tại Việt Nam thì tình hình càng ngày càng sôi động, vì Nga Sô và Trung Cộng ồ ạt yểm trợ vũ khí cho Việt Minh đánh phá các vùng Việt Bắc và đã chiếm được vùng Cao Bắc Lạng làm căn cứ.

Chính phủ Pháp đưa tướng Navarre sang chiến trường Ðông Dương để mong cứu vãn tình thế. Ngày 29 tháng 11 nam 1953, Ðại Tá De Castries được đề cử chỉ huy trận Ðiện Biên Phủ. Mục đích của Pháp đem quân vào thung lũng Ðiện Biên là để nhử cho cộng quân xuất đầu lộ diện hầu có thể dùng vũ khí chiến lược tiêu diệt địch quân cũng như để chặn đường tiếp tế từ Ai Lao và Trung Cộng đến.

Ðầu năm 1954, Ông Bửu Hội được mời ra lập chính phủ Liên Hiệp chuyển tiếp thay thế Nguyễn Văn Tâm, nhưng quân đội vẫn do Nguyễn văn Hinh nắm giữ.

Ngày 3 tháng 2 năm 1954, trận Ðiện Biên Phủ mở màn. Những ước tính của tướng Navarre đều sai lầm và - gậy ông lại đập lưng ông. 12,000 quân Pháp đã bị 51,000 cộng quân vây hãm tứ phía. Ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ với kết quả là 10,000 quân Pháp bị bắt làm tù binh và hơn 2,000 chết và bị thương.

Ngày 24 tháng 6 năm 1954, Cụ Diệm lên đường về nước để lập chính phủ theo lời mời của quốc trưởng Bảo Ðại. Ngày song thất 7-7-1954 Cụ Diệm chính thức nhận quyền Thủ Tướng. Mời cụ Diệm về cầm quyền trong một tình thế hoàn toàn đen tối và vô hy vọng này họ chỉ có dụng ý duy nhất là đốt cháy tương lai chính trị của Cụ mà thôi. Chính Cụ cũng biết dã tâm của họ như vậy, nhưng Cụ đã nói: "Ðây là hy vọng của Tôi, nếu để trễ quá thì không còn hy vọng nào nữa. ". Trong nước lúc bấy giờ ai cũng chỉ còn hy vọng vào một mình Cụ.

III.- 1954 - 1963

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa 2 phe Pháp và Việt Cộng, chia đôi đất nước Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1954, công đầu của Cụ Diệm là đưa hơn một triệu đồng bào phía Bắc vĩ tuyến 17 vào định cư tại miền Nam. Cụ đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương tích cực giúp đỡ công cuộc định cư bằng đủ mọi phương tiện, đem lại an sinh cho đồng bào tại vùng đất mới. Những vùng định cư mới DarLac, Ðức Lập, Bình Giả, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tuyên Ðức, Long Khánh, Biên Hòa được phát triển nhanh chóng và tốt đẹp.

Ngay tại Sàigòn, thì Cụ gặp nhiều trở ngại lớn lao vì những sự phá rối của tay sai thực dân cũng như của nhóm Bình Xuyên. Tháng 10 năm 1954, một cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ cụ Diệm tại trung tâm thành phố bị công an Bình Xuyên cản trở, nổ súng giết hại mất 6 người. Cụ Diệm quá xúc động và chán nản đã định từ chức nếu không có sự cản ngăn và khuyến khích của một vị cố vấn tinh thần.

Ðược khích lệ, Cụ tiếp tục công cuộc định cư và dần dần tiếp xúc với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo để ủng hộ Cụ hay ít ra cũng đứng ra ngoài cuộc tranh chấp của Cụ với Bình Xuyên. Cụ kêu gọi được tướng Trình Minh Thế về phe và cuộc dẹp loạn Bình Xuyên cùng tay sai thực dân bắt đầu.

Song song với chương trình định cư, Cụ còn để tâm cải tổ guồng máy hành chánh, quân bằng nhân sự và trẻ trung hóa quân đội, xóa dẹp nhiều tệ đoan xã hội.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, qua sự trưng cầu dân ý, toàn dân bỏ phiếu quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ và bầu Cụ Ngô Ðình Diệm làm Tổng Thống. Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Cụ Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Dư luận trong và ngoài nước nhất là tại Hoa Kỳ rất thuận lợi cho Cụ. Thế giới tự do đã coi Cụ là một nhà lãnh đạo sáng chói nhất Á Châu, một chiến sĩ chống Cộng tài ba nhất thế giới. Còn còn được gán cho danh hiệu "Churchill của Việt Nam."

Từ một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, đến một tương lai sán lạn, một miền Nam tự do được gần 50 quốc gia trên thế giới công nhận, trong vòng 2 năm trời thật là một thành công hiếm có.

Từ năm 1956 đến 1960 được coi là thời kỳ cực thịnh của Ðệ I Cộng Hòa. Rừng núi hoang vu được khai khẩn thành dinh điền trù phú, đồng khô đất nẻ đã biến thành ruộng lúa phì nhiêu. Bảo đảm an sinh cho đồng bào rồi, Cụ gia tăng nỗ lực phát triển văn hóa xã hội, cải tiến nền giáo dục, chỉnh đốn Viện Ðại Học Sàigòn, thành lập Viện Ðại Học Huế.

Tháng 10 năm 1959, Cụ giáng xuống đầu Cộng Sản một đòn chí tử đầu tiên bằng cách cho thi hành chiến dịch "Tố Cộng" trên toàn quốc nhằm mục đích vạch mặt chỉ tên những phần tử Việt-Cộng nằm vùng.

Thuở đầu, Hồ Chí Minh và bè lũ đều nghĩ là thời gian, quá lắm là năm ba tháng sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của Cụ Diệm, nhưng sau kết quả trái ngược, nên CSBV đã chỉ thị cho tay sai nằm vùng bắt đầu tái hoạt động và đưa cán bộ từ Bắc xâm nhập miền Nam để khủng bố và gây rối loạn, đồng thời trên địa hạt quốc tế chúng vu khống cho Cụ Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

Cụ Diệm phản công ngay bằng quốc sách Ấp Chiến Lược từ đầu năm 1962 đến tháng 5 năm 1963, nhằm mục đích qui tụ nông dân Quốc Gia vào với nhau đồng thời cô lập hóa VC ra khỏi Ấp.

Sau khi xâm chiếm miền Nam năm 1975, chính VC đã phải thú nhận rằng những Ấp Chiến Lược trong thời Ðệ I Cộng Hòa đã đem lại cho chúng những khó khăn, trở ngại, lo sợ và phiền phức nhất trong cuộc chiến.

Chính Biến 1-11-1963

Chính biến 1-1-1963 đã kết thúc đời Cụ Diệm trong chiếc Thiết vận xa M-113 khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2-11-1963 trên con đường Hồng Thập Tự.

Cụ Diệm chết đi, dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị Tổng Thống anh linh tài đức có một không hai trong lịch sử và mảnh đất thân yêu miền Nam Việt Nam cũng đa rơi vào tay Cộng Sản sau ngày 30.4.1975.”



Trước khi bàn về những nhận định của ông Ngô Đình Diệm trong cuộc chiến 1945-1963 có lẻ ta nên xem xét uy tín và công việc lãnh đạo của ông để chống làn sóng xâm lăng của CSVN qua các nhận định của những vị nguyên thủ quốc tế và quốc nội như sau :

Có thể nói nhân vật lịch sử nầy có nhiều nhận định trái ngược nhau ,người thì khen là một nhà ái quốc chân chính,người thì chê là cai trị độc tài,gia đình trị nhưng có thể nói ông là người mà được các nguyên thủ quốc gia Tây Phương ca ngợi nhiều nhất :

-Dwight D. Eisenhower: Ngô Đình Diệm, con người thần kỳ

-Lyndon Baines Johnson: Ngô Đình Diệm, Churchill của thập kỷ tại Á Châu .

-Richard Nixon:Tổng Thống Ngô Đình Diệm ví như tảng đá đỉnh vòm. (keystone of a dome)

Trong nước thì có những nhận xét về ông như sau :

-Bảo Đại: Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh, liêm khiết.

-Phan Bội Châu ,một nhà ái quốc chống thực dân Pháp đã nhận định: Ông Ngô Đình Diệm là Chí sĩ, Vĩ nhân .

-Hồ Chí Minh : Mặc dù là kẻ thù của nhau nhưng Hồ chí Minh cũng phải công nhận :Ngô Đình Diệm là người tốt và yêu nước

- "Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".



-Nhận định của phía Cộng Sản khi được tin ông Diệm bị hạ sát:

. http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/CS_nghisaoveNDD.htm



"Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên"

"Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng"



"Về phía các lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi."

Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói: "Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm."

-Nhận định của Long Điền về sự nghiệp lãnh đạo Đất Nước của Tổng Thóng Ngô Đình Diệm:

http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26854 “Ngô Đình Diệm người lãnh đạo xứng danh” bài của tác giả Long Điền :

1. Ngô Đình Diệm người lãnh đạo xứng danh






(Hội luận chính trị trên hệ thống Paltalk Diễn Đàn Người Dân Việt Nam với Hiện Tình Đất Nước ngày thứ sáu 6.11.2009 với các diển giả :G/S Chu Chỉ Nam ,Nhà Văn Mặc Giao,Kỷ sư Đỗ Như Điện và Long Điền )...



I-Dưạ vào nhận định nào hai ông cố TT Ngô Đinh Diệm và Ngô Đình Nhu đưa ra đề nghị hiệp thương với CSBV:



Muốn xét quan điểm của ông Ngô Đình Diệm đối với cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải xét các lời phát biểu do chính ông và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói vì về chiến trường Việt Nam 1954-1963:



1- Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963)với chủ trương “ Đả Thực,Bài Phong,Tiểu Trừ Cộng Phỉ “ tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta, bảo vệ Độc Lập nước nhà,bài trừ Phong Kién triều Nguyễn đem Tư Do Dân Chủ cho toàn dân, dẹp tan lủ giặc cướp Cộng sản để mọi người no ấm, thương yêu lẩn nhau . Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giử vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ, không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rỏ :chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghiả cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước.



2 - Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963 là Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào cuả Miền Nam tấn công ra Bắc ,ngược lại Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17,xâm nhập và tấn công Miền Nam theo lệnh của CSQT. Dù vậyvới tấm lòng nhân ái,không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đở đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương tránh đổ máu giửa người Việt với nhau.



Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu có trích dẫn bức thư của ông Võ Như Nguyện: Cuối thư có đoạn thuật lại lời ông Diệm tâm sự với ông Nguyện:



“… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….” người ta sẽ thấy ông Diệm muốn tránh đổ máu chừng nào tốt chừng đó và không muốn để các cường quốc đắc lợi trong cuộc tranh chấp nội bộ, một cuộc Nội Chiến tại Việt Nam do CS chủ xướng.



3-Trong Nguyên Sa Hồi Ký (ấn hành năm 1998), giáo sư Trần Bích Lan, đã thuật lại chuyện ông và hai giáo sư Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Xuân Nghiên đã có dịp nghe Tổng Thống Diệm trả lời một trong 3 câu hỏi của các ông. Câu hỏi là tại sao ta không dồn lực lượng đánh một vài trận lớn để giải quyết chiến tranh mau chóng mà cứ đánh cầm chừng nhì nhằng như thế này?.



Ông Diệm đã trả lời : “Bản chất cái chiến tranh này nó như thế. Mở rộng chỉ chết thêm lính và dân, mà cũng chẳng giải quyết được gì.” Ba mươi lăm năm sau, nhìn lại, nhà giáo và nhà thơ của chúng ta đã thấy câu trả lời của ông Diệm không phải ngụy biện như các ông nghĩ lúc trước, mà là những lời tiên đoán thời cuộc rất chính xác.



4-Những gì ông Ngô Đình Nhu nói trong một lễ bế mạc lớp học tập về Ấp Chiến Lươc khóa XII, ngày 22/6/1963… cũng tương tự như thế:

“Chúng ta là một nước nhỏ bé đứng giữa hai khối. Nếu bên thế giới tự do tăng cường viện trợ cho ta thì thế giới cộng sản cũng sẽ tăng viện trợ cho phía họ. Hai bên cứ tăng cường như vậy sẽ đưa cái mức chiến tranh càng ngày càng lên cao. Và số phận chúng ta rồi mai đây sẽ ra sao?”



5- Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết,chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam ,lập trường của ông rất dứt khoát . http://nguoitinhuu.com/htvd/cottngodinhdiem.html



Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:



"Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. "



6-Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: "Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. "



7-Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ "



http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=552712&AspxAutoDetectCookieSupport=1 TÙNG PHONG (NGÔ ĐÌNH NHU) CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM



-http://www.buinhuhung.com/TT_ND_Diem/TTNDD_Nguoi_Lanh_Dao_Xung_Danh.htm Ngô Đình Diệm

người lãnh đạo xứng danh. Tác giả: Long Điền

- http://hongdwc.multiply.com/links/item/17 Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group 431 trang dạng Microsoft Word

"Chúng ta đã biết chính sách xâm lăng của Trung Hoa đối với Việt Nam là một chính sách liên tục và bất biến của tất cả các chế độ của Trung Hoa vì nó phát sinh từ một nhu cầu đất đai cần thiết cho sự phát triển của Trung Hoa. Mang phương pháp độc tài Đảng trị của Cộng Sản, cũng như phương pháp độc tài nào khác để lãnh đạo quần chúng, thì theo một cơ thức mà chúng ta đã biết, quần chúng sẽ phản ứng bằng cách hướng về bất cứ cá nhân hay tập thể nào phất cờ giải phóng để che đậy thâm ý xâm lăng của mình. Trong điều kiện đó, các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp độc tài đảng trị ở Việt Nam, sẽ đương nhiên tạo hoàn cảnh thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam lúc thời cơ đưa đến.



Nói một cách khác, phương pháp lãnh đạo độc tài Đảng trị sẽ suy nhược hóa sức đề kháng của dân tộc đối với kẻ xâm lăng." trang 316 ấn bản điện tử Chính Đề



Nhận định của ông Ngô Đình Nhu về sự lệ thuộc của đảng CSVN với Nga và Tàu như sau :



"Nhưng, họ chỉ có thể thoát ra ngoài vòng ảnh hưởng của hai khối để lãnh đạo công cuộc phát triển của dân tộc, như chúng ta nêu lên trong câu hỏi đầu mục này, nếu các điều kiện sau đây được họ nhận thức rõ rệt:



1.- Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương.



2.- Thâm ý chiến lược của Nga Sô



3.- Cuộc đồng minh với Nga Sô, đã hết hiệu lực đối với Nga Sô, khi mục đích phát triển của Nga Sô đã đạt.



4.- Lý thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay.



5.- Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không còn hiệu lực đối với dân tộc.



6.- Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp."(trang 109 ấn bản điện tử Chính Đề)



Nhưng khốn nỗi phe CSVN thời đó không suy nghĩ ra vấn đề mà họ chỉ tuân hành các chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế mà thôi.



"Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thơ loại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt."



Sự phân chia đất nước theo Hiệp định Genève 1954 là do các nhà lãnh đạo Miền Bắc chạy theo chủ nghĩa CS. Muốn chấm dứt chiến tranh thì giới lãnh đạo Miền Bắc phải độc lập, phải thấu đáo nguyện vọng của cộng đồng dân Việt và sau cùng là phải thấu đạt các ý đồ của các cường quốc tham chiến(trang 109 Chính Đề )



"Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.



Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối."



II -Dự án hiệp thương có phải là phản bội đồng minh(Mỹ) hay đâm sau lưng chiến sĩ như lập luận của một số người có ác cảm với gia đình họ Ngô.





Ông Ngô Đình Nhu



Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận,không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ.Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền cuả Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượngvới nhau trong tình Dân Tộc.(Khác với tình thế hiện nay ,2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu,không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!)



Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử đã viết như sau:



“Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.”



“Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.”



“Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiêp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.”



- Nhân định về cuộc chiến VN từ 1945-1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm có những chủ trương như sau :



Ngay từ lúc còn là một tuần phủ trẻ tuổi( 31 tuổi) dưới triều đình nhà Nguyễn (vua Bảo Đại ) Ngô Đình Diệm đã có một tấm lòng yêu nước thiết tha,mưu tìm độc lập ,tự do cho Việt Nam nhưng bằng đường lối ôn hoà ,bất bạo động với hoài bảo giải trừ thực dân Pháp nhưng không cầu cạnh ngoại bang,vì ông cho rằng áp dụng chủ nghiã Cộng sản để giải trừ ách thực dân thì kết quả còn tệ hại hơnvì CSQT luôn áp đặt mục tiêu thôn tính toàn cầu,thiết lập chuyên chính vô sản toàn thế giới.Vua Bảo ại và nhà ái quốc Phan Bội Châu cũng đã kính trọng tấm lòng ái quốc của ông.Với chức vụ thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội Vụ đứng đầu nội các )của Bảo Đại ông Ngô Đình Diệm đã can đảm từ chức vì thấy Pháp không thực tâm tôn trọng chủ quyền quốc gia và canh tân Việt Nam do Pháp cam kết bảo hộ.

Sau đó năm 1954 khi thế lực Pháp suy yếu,CSVN thì chạy theo chủ nghiả Quốc Tế Cộng sản làm tay sai cho Nga Tàu ,đối đầu với khối Tự Do do Tây Phương ủng hộ.Quốc Trưởng Bảo Đại một lần nửa lại mời ông đãm nhận chức thủ tướng để lèo lái con thuyền Quốc Gia còn non trẻ vừa chống với Thực dân ,vừa chống với chủ trương độc tài của Cộng sản .

Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rỏ ràng và chính xác trong "Lời Tuyên Bố ngày 16.6.1949" đăng trên tờ L'Écho du ViêtNam về nền Độc Lập chân chính và toàn vẹn:

"Nguyện vọng của người dân Việt Nam yêu nước chỉ được thoả mãn khi nào dân tộc ta đạt được một quy chế chính trị y hệt như quy chế mà Ấn Độ và Pakistan đã đạt được…Tôi tin rằng muốn công bình thì phải dành nhửng địa vị tốt nhất của xứ sở cho những người xứng đáng nhất :Tôi muốn nói là những thành phần kháng chiến chống Pháp."

Vì theo ông chỉ có dành được độc lập hoàn toàn (y hệt như Ấn Độ và Pakistan đã được Anh trao trả độc lập từ 15.8.1947)và giử đúng cương vị quốc gia có chủ quyền mới có thể đánh thắng Việt Minh và chỉ có nêu cao được chính nghĩa đó mới hòng lôi kéo các phần tử kháng chiến yêu nước rời bỏ hang ngủ Việt Minh để cùng với các người quốc gia chân chính chiến thắng thực dân Pháp và Việt Minh Cộng sản .

Lập trường chính trị của Ngô Đình Diệm hoàn toàn khác xa với Hồ chí Minh,cho dù đang lúc bị CS giam giử , đích thân Hồ mua chuộc để hoạt động cho ông ta nhưng ông Diệm vẫn can đãm từ chối lời mời hợp tác với Hồ

Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963)với chủ trương

“ Đả Thực,Bài Phong,Tiểu Trừ Cộng Phỉ “ tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta ,bão vệ Độc Lập nước nhà,bài trừ Phong Kién triều Nguyễn đem Tư Do Dân Chủ cho toàn dân,dẹp tan lủ giặc cướp Cộng sản để mọi người no ấm,thương yêu lẩn nhau . Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giử vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền,bảo vệ lãnh thổ ,không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rỏ :chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghĩa cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV "chống Mỹ cứu nước".

Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963 tại Miền Nam là Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào cuả Miền Nam tấn công ra Bắc, ngược lại Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17,xâm nhập và tấn công Miền Nam theo lệnh của CSQT. Dù vậy với tấm lòng nhân ái,không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đở đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương tránh đổ máu giửa người Việt với nhau.

Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rỏ ràng là vì Quốc Gia,Dân Tộc "không muốn làm tiền đồn” cho ai cả vì sẽ phải lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và sẽ làm cớ cho Liên Xô và Trung Cộng nhảy vào xâu xé Việt Nam mà thôi.

Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận,không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ.Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền cuả Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượngvới nhau trong tình Dân Tộc.(Khác với tình thế hiện nay ,2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu,không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!)

Nhận định về Dân Chủ :ông Ngô Đình Diệm với tư cách một nguyên thủ quốc gia đến tham quan Hoa Kỳ theo lời mời của tổng thống Mỹ,đã nói trước Lưởng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ:

"Bản chất của dân chủ là nỗ lực không ngừng để tìm mọi biện pháp chính trị khả dĩ bảo đảm cho tất cả các công dân quyền tự do tiến triển,phát huy sang kiến, đảm đương trách nhiệm,và sinh hoạt tinh thần tối đa "

Cho chúng ta thấy nhận định đúng đắn và đầy đủ của vị tổng thống khả kính hiểu biết cặn kẻ về nhu cầu Dân Chủ và cả phần trách nhiệm công dân cần phải có của một thể chế chính trị còn non trẻ mà phải đương đầu với nội chiến do Việt Cộng chủ xướng.

-Nhận định về tương lai đất nước :Trước những nghịch cảnh éo le vừa đối đầu với Cộng sản Miền Bắc xâm lược vừa phải đối phó với các thế lực chính trị hoạt đầu,kể cả sự giật dây phá rối của đồng minh (Hoa Kỳ) ông Ngô Đình Diệm đã tiên đoán vận mệnh đất nước sẽ ra sao:

"Sau tôi sẽ là đại hồng thủy "

"Nếu xứ nầy mất thì là tại báo chí Mỹ"

"Anh biết không ,tui còn ngồi đây thì yên tĩnh như rứa đó.Tui mà không còn đây nữa thì nước mình rồi sẽ bị thảm hoạ Thập Nhị Sứ Quân "

Mục tiêu Cách Mạng của TT Ngô Đình Diệm rất đơn giản:"Mỗi người dân một căn nhà,một mảnh vườn ,một ao cá" "Đã đến lúc ta về ta tắm ao ta" "Không có gì quý hơn nồi cơm của mình"

Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử,một sỹ quan cấp tá nghành Tâm Lý Chiến QLVNCH đã viết như sau:

“Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.”

“Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.”

“Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiêp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.”

Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn :

Họ chưa đồng ý là khi đưa ra đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBV vì CSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình ,còn Hoa Kỳ vừa viện trợ vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm,dể gây cú sốc cho đồng minh Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc.

Nên nhớ cuộc thương lượng về 1 giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chĩ mới bắt đầu,hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rỏ nội dung, ý muốn của mỗi bên ra sao,nên cũng không thể nói “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dể gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu.Vã lại thái độ cứng rắn ,uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945 mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu thua thiệt.Không nên đem thành bại mà luận anh hùng,dù sao thì sự can đảm cuả ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là 1 hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại trong thời điểm 1972 khi Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hoà bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ) vậy tại sao ta lại vội vả lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia.

Có người cả nghi thì cho rằng Hồ là con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài ,lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ.Xin thưa đó là lập luận cuả CS, muốn đánh bóng Hồ và hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nửa để làm trung gian thương lượng, đồng thời Ông Diệm , ông Nhu cũng đã công bố 1 cách bán chính thức,bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rỏ ràng hai ông đã lượng định kỷ càng và không quá ấu trỉ về chính trị như một số người lầm tưởng. Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến ,nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ ,vì thế các tướng lãnh HK thoạt đầu khi vào VN, họ nghĩ rằng có thể dể dàng thắng cuộc chiến tại VN,nhưng sau đó thì họ đã nghĩ khác sau khi tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm 1 giải pháp thương lượng.Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rỏ thực chất cuộc chiến là Cộng sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc.Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẻ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới cố công tìm kiếm sự thương lượng giửa HK và Trung Cộng để mưu tìm 1 giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên.

Ngày nay (2009)vị thế Quốc Cộng khác hẳn 1961, CSVN đang cầm quyền trên toàn cỏi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố,vá víu Xả Hội Chủ Nghiả thì dỉ nhiên áp dụng hoà hợp hoà giải với CSVN là đầu hàng,là trở cờ thì đáng bị lên án.Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH,bải bỏ toàn bộ Hiến Pháp ,chấp nhận “Trưng cầu Dân ý”một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN.

-Nhận định của nhà biên khảo Minh Võ về cái chết của hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong quyển "Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc"NXB .NSDĐGD2009,California Hoa Kỳ 2009.

Chương 6 trang 261-270 Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và vấn đề chính nghĩa dân tộc:



" Ít ai để ý rằng có hai sự việc quan trọng chứng tỏ Tổng Thống Diệm coi chính nghĩa quốc gia, chính nghĩa dân tộc là điều kiện tiên quyết để chiến thắng.



Thứ nhất, ông đã nhiều lần liên tiếp từ khước lời mời ra chấp chánh của cựu Hoàng Bảo Đại vì thấy thực dân Pháp chưa thực tâm trao trả hoàn toàn độc lập cho VN. Và ông đã nhận ra chấp chánh khi người Pháp đã trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam bằng hiệp ước ký kết với Thủ Tướng Bửu Lộc ngày 4-6-1954. Rồi từ khi chấp chánh (song thất 7-7-54) cho đến khi được bầu làm tổng thống đầu tiên của Việt Nam, ông đã kiên trì tranh đấu qua bao nhiêu gian khổ trước âm mưu đen tối của thực dân muốn duy trì một chế độ thối nát ở miền Nam hòng tiếp tục ở lại phần đất béo bở này, bất chấp hiệp ước 4-6, cũng như hiệp định Genève 20-7-54. Và kết quả cụ thể là lá cờ Pháp gần một thế kỷ tung bay trước Dinh Norodom được hạ xuống để lá quốc kỳ Việt Nam (cờ vàng ba sọc đỏ) được long trọng kéo lên trước sư hiện diện của Tổng Thống Diệm chứng kiến sự thành công, và trước mặt tướng Paul Ely đại diện Pháp quốc chứng kiến sự thất bại. Và cũng từ đó Dinh Norodom ấy đã được mệnh danh là Dinh Độc Lập để đánh dấu ngày mà nhân dân VN dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dành được Độc Lập hoàn toàn trên thực tế, chứ không phải chỉ trên giấy tờ theo như những hiệp ước trước. Sau đó là cuộc rút toàn bộ quân Pháp hãy còn lưu lại Việt Nam sau hiệp định Genève.



Mưu toan của người Pháp dùng các Tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Vỹ để duy trì sự cai trị của Quốc Trưởng Bảo Đại như một bù nhìn của Pháp, hòng đưa đến sự trở lại khó tránh của chính quyền thực dân đã bị Tổng Thống Diệm đập tan nhờ sự cương quyết dũng cảm của ông và nhờ sự nhận thức khôn ngoan của các đoàn thể tổ chức, đảng phái lúc ấy tự động đứng đàng sau ông.



Tranh đấu thực sự để dành độc lập, ngăn chặn âm mưu trở lại của thực dân lúc ấy là chính nghĩa sáng ngời. Nên ông đã thành công. Thực dân Pháp lúc ấy vô cùng căm ghét ông, nhưng không làm sao triệt hạ được ông, vì ông được nhân dân ủng hộ. Sau sự thành công đó ông đã được toàn dân bầu lên làm tổng thống đầu tiên của một nước Việt Nam mới với quốc hiệu Cộng Hòa Việt Nam được trên 80 quốc gia công nhận.



Thứ hai, sự thành công của ông cũng làm cho một số người Việt Nam nhỏ nhen đố kỵ ghen ghét và chính quyền Mỹ thấy ông trở thành nguy hiểm đối vói đường lối chính sách đương thời. Đặc biệt là đối với một vài nhân vật trong bộ ngoại giao Mỹ. Vì vậy, vào những năm cuối cùng của đệ nhất cộng hòa, ông đã gặp nhiều khó khăn rắc rối với ngay chính quyền Mỹ.



Vào thời chính quyền Kennedy một số người Mỹ đã muốn tốc chiến tốc thắng Việt Cộng. Họ muốn đưa quân tác chiến vào Việt Nam và bị Tổng Thống Diệm cương quyết bác bỏ. Không phải ông không biết nước nhà còn yếu cần sự viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ cả về mặt quân sự. Nhưng ông thấy lúc ấy miền Nam VN chưa cần tới quân viện ồ ạt của Hoa Kỳ, mà chỉ cần một số cố vấn và huấn luyện viên, và vào hai năm cuối, cần sự yểm trợ của một số trực thăng. Còn việc chấp nhận cho quân tác chiến của Mỹ tham gia các trận đánh, thì ông đã nói với những đại diện của Hoa Kỳ như đại sứ Nolting và tướng Taylor, nếu đến một lúc nào đó, chiến trận gay go, cần tới quân tác chiến của Hoa Kỳ, thì ông sẽ sẵn sàng ký một hiệp ước song phương, cho cuộc viện trợ này có danh chính ngôn thuận để ông có thể trả lời với quốc dân VN. Và hiệp ước đó cũng sẽ chỉ cho quân Mỹ đóng ở dọc biên giới (vĩ tuyến 17) mà thôi. Đại sứ Frederick Nolting, người đã thương lượng với Tổng thống về việc đem quân tác chiến vào để đẩy mạnh cuộc chiến sớm thành công đã phải công nhận lập trường của Tổng Thống Diệm là hữu lý, mặc dù ông cũng than phiền là ông Diệm là người rất khó thương thuyết (về vấn đề này).



Sở dĩ Tổng Thống Diệm quyết liệt như thế vì chủ quyền quốc gia là một vấn đề nguyên tắc bất di bất dịch. Ngoài ra còn về mặt chiến lược nữa. Ông biết rõ lúc ấy Hồ Chí Minh là người vô cùng xảo quyệt đang được dư luận thế giới và số đông trí thức trong nước cũng như nhân dân ủng hộ. Vì họ được CS thế giới tuyên truyền rằng ông Hồ mới thực sự là người yêu nước, còn ông Diệm chỉ là tay sai hay bù nhìn của Mỹ. Nếu để cho dân chúng và thế giới thấy quân đội Hoa Kỳ chủ động trong cuộc chiến, thì quân đội VN CH dưới quyền lãnh đạo của tổng thống là tổng tư lệnh theo hiến Pháp sẽ trở thành lính đánh thuê. Nghĩa là mất hẳn chính nghĩa dân tộc.



Chính sự quyết tâm không nhượng bộ trong những vấn đề nguyên tắc và chiến lược đó, đã làm phật ý một số nhà lãnh đạo Mỹ, khiến họ tìm mọi cách, dàn dựng nên hay phóng đại những lỗi lầm của ông hầu lấy cớ triệt hạ ông.



Trước hết, như chính Roger Hilsman, phụ tá ngoại trưởng Mỹ lúc ấy đã viết, và sau này nhiều sử gia Mỹ, trong số đó có hai nữ sử gia là Marilyn B. Young và Ellen Hammer đã nhắc lại để dẫn chứng, ông Ngô Đình Nhu lúc ấy là cố vấn chính trị phủ Tổng thống chủ trương “nếu ít thì cũng phải rút một số cố vấn Mỹ về nước, còn nếu nhiều thì yêu cầu Mỹ rút hết cố vấn”. Nói chi đến việc đem thêm quân Mỹ vào VN? Vì thế những nhà ngoại giao Mỹ lúc ấy như thứ trưởng ngoại giao Averel Harriman, phụ tá ngoại trưởng Roger Hilsman... đề nghị với cấp trên đòi Tổng Thống Diệm phải đưa ông Ngô Đình Nhu ra ngoại quốc. Sự việc vừa nêu cho thấy họ sợ rằng với ông Nhu bên cạnh, tổng thống sẽ không bao giờ cho Mỹ đổ quân tác chiến vào. Họ không biết rằng đối với một nhà lãnh đạo có bản lãnh và lập trường kiên định như Tổng Thống Diệm, ông Nhu hay ai khác ở bên cạnh cũng chỉ là để thực hiện những sáng kiến chiến lưộc của ông mà thôi. Và đời nào ông chịu áp lực của ngoại bang mà loại bỏ người em trung thành và hiểu rõ đường lối chính sách của ông hơn ai hết.



Khi mà trong chiến lược toàn cầu, Mỹ thấy cần đem quân tác chiến vào, mà bị một nước nhỏ bé đang cần viện trợ của Mỹ lại dám bác bỏ và chống đối, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người ta dễ tiên liệu được. Vi vậy mà cho đến nay, một số người vốn ca tụng Tổng Thống Diệm, và nghĩ ông thực sự là nhà ai quốc cũng phê bình ông thiếu khôn ngoan, khi không đồng ý để Mỹ đem quân vào “giúp”.



Nhưng đối với Tổng Thống Diệm hai vấn đề nguyên tắc và chiến lược tối cao là quan trọng hơn cả. Thà phải hy sinh tính mệnh, chứ không thể vì sự sống của mình mà hy sinh chủ quyền quốc gia. Còn chết là chuyện ai cũng phải có lúc chết. Anh hùng có ai sợ chết?



Thực tế lịch sử những năm sau đó đã chứng minh, dù Mỹ đem đại quân vào, và dùng đủ mọi thứ vũ khí tối tân vẫn không thắng được VC. Nguyên nhân chính mà ngày nay ai hiểu về chính trị và nhất là về hình thức chiến tranh ý thức hệ của CS đều phải công nhận. Đó là, sở dĩ Mỹ thua và phải rút quân, để cho miền Nam rơi vào tay CS, để rồi bị nhiều người dân miền Nam oán trách cho đến bây giờ, chính vì họ đã tự ý đem quân tác chiến vào, Mỹ hóa cuộc chiến, khiến cuộc chiến chống cộng (có chính nghĩa) trở thành cuộc chiến chống Việt Nam (phi nghĩa), chẳng khác gì chiến tranh xâm lược như VC thường rêu rao.



Thật đáng tiếc và hết sức buồn, phải nhắc lại rằng, ngoài những kẻ chủ mưu và tham gia đảo chính, những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc để Mỹ tự do đem quân vào mà không có một hiệp ước song phương quy định những chi tiết thực hiện lúc ấy chính là thủ tướng bác sĩ Phan Huy Quát và bộ tham mưu của ông. Trong cuốn hồi ký In The Jaws of history1 cựu đại sứ Bùi Diễm đã xác nhận sự kiện trên. Nhưng ông tự biện minh là “người Mỹ đã không hỏi ý” các ông trước.2



Tất cả những gì xảy ra sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ rồi bị giết một cách man dại, hèn nhát đã cho thấy những người chống đối ông, đòi ông chia xẻ quyền hành một cách quá đáng đều đã có cơ hội thử thời vận, nhưng tất cả đều thất bại. Ngay chính phủ họ Phan cũng chỉ tồn tại được hơn ba tháng. Điều này đã làm cớ cho người ta suy luận rằng, người Mỹ chỉ cố đem được con bài của mình lên để thực hiện ý định đổ quân tác chiến ồ ạt vào VN. Sau khi đã làm xong bổn phận của mình, chính phủ đó liền bị thay thế………

Xin đừng bảo sau này anh em ông Diệm đã bắt tay với VC, nên đã bị trừng trị vì tội phản bội. Bởi vì bàn chuyện hiệp thương, tạm ngưng xung đột trong một cuộc chiến lâu dài là một kế sách mà các chiến tướng từ cổ chí kim đã từng làm. Việc đó không tất nhiên là chuyện phản bội. Nếu bảo thương lượng với người cùng một tổ quốc, dù có là kẻ thù, để làm giảm áp lực của ngoại bang muốn xâm phạm chủ quyền tối thượng của quốc gia là trọng tội, thì sau này chính quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn ngồi ngang hàng với Hà Nội để bàn chuyện ngưng chiến mà không được thì sao? Khi tính chuyện hiệp thương ông Diệm đã phân biệt con người Việt Nam trong đám lãnh đạo miền Bắc với con người CS, và tạm thời đặt những tranh chấp về ý thức hệ vào một tương lai. Chứ ai cũng biết bản chất của ông không phải là người chấp nhận chủ nghĩa cộng sản vô thần. Hơn nữa lúc ấy nếu ông có nói chuyện với Hồ Chí Minh là nói trong một tư thế vượt trội không như chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sau này, và thậm chí ngay cả Mỹ. Vì lúc ấy Mỹ đã bị dư luận toàn quốc và thế giói, kể cả Vatican làm áp lực không thương thuyết không được.



Những nhà chính trị có liêm sỉ không thể không sám hối về những sai lầm nghiêm trọng của mình, nếu còn muốn chường mặt ra với công luận. Đáng buồn là những cuốn sách viết bằng ngoại ngữ của những người có trách nhiệm trong việc làm mất chính nghĩa đấu tranh chống cộng lại chỉ nhắm mục đích tự biện minh cho việc làm sai trái của mình.



Đến nay lịch sử đã cho thấy rõ những người cầm đầu và tham gia hai cuộc đảo chính 1960 và 1963 đều làm theo lệnh ngoại bang. Họ dại dột không biết rằng lật một chính quyền đã được toàn dân bầu lên, theo và với hiến pháp được toàn dân bỏ phiếu tán thành, được trên 80 nước trên thế giới công nhận, để gây ra một lỗ trống chính trị nghiêm trọng trong lúc cuộc chiến chống cộng đang tiếp diễn một cách gay go là vô cùng nguy hiểm cho đất nước. Đến khi sự việc xảy ra họ vẫn không nhìn thẳng vào thực tế lịch sử để rút kinh nghiệm và sám hối.



Đáng lý ra thay vì ngoan cố chỉ trích lên án nhà ái quốc Ngô Đình Diệm, họ biết hối lỗi bằng cách tố cáo Hồ Chí Minh, vạch cho dư luận ngoại quốc biết rõ huyền thoại về “người yêu nước Hồ Chí Minh”, về “cha già dân tộc Hồ Chí Minh”, để biến cái gọi là chính nghĩa của CS trở thành phi nghĩa, thì họ đã đái tội lập công. Nhưng họ lại chỉ biết vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ, không ngừng xuyên tạc, bịa đặt để xỉ vả nhà ái quốc đã thà chết để giữ chủ quyền quốc gia hơn là sống để phải khuất phục ngoại bang. Họ có biết chăng, làm như vậy chỉ khiến cho những kẻ chiến đấu vì ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, vì quyền lợi của Quốc Tế CS, đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng trở nên những nhà ái quốc, vì dám chống lại siêu cường Mỹ xâm lăng. Họ biết rằng họ phải làm hết cách đổ lỗi, chạy tội, để nhân dân, lịch sử không lên án, oán ghét họ, vì đã gây nên tội ác tầy trời, làm mất chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống CS.



Để kết thúc, chúng tôi mong rằng, chẳng cứ những nhân vật vừa kể, mà tất cả chúng ta, những người còn muốn cho con cháu mình về sau không lên án cha anh chúng là tay sai của Mỹ, bán nước cầu vinh, hãy làm hết cách để nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống cộng. Và điều trước tiên là hãy tháo gỡ những huyền thọai bao quanh nhân vật Hồ Chí Minh để con cháu chúng ta thấy rõ chân tướng của ông ta và của cái đảng mà ông ta sáng lập theo chỉ thị của quốc tế CS. Đó là cái khó của chúng ta. Nhưng muốn cho cuộc đấu tranh của chúng ta có chính nghĩa dân tộc, thì phải làm bằng mọi cách. Và khi đã hạ được thần tượng HCM rồi thì mới mong các hình thức đấu tranh khác đạt được kết quả mong muốn.



Đó là vấn đề chính nghĩa cần lấy lại, vì khi vị tổng thống hợp hiến hợp pháp đầu tiên đã bị lật và bị giết để cho quân tác chiến Mỹ ồ ạt đổ vào, mà không do một lời yêu cầu chính thức hay một hiệp ước song phương, thì đảng CS Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã được nhân dân trong nước và thế giới cho là có chính nghĩa dân tộc, khi họ hô hào nhân dân “chống Mỹ cứu nước”.





-http://baovecovang.wordpress.com/2009/09/17/tt_ndd_3/ Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống? 327 trang của Cao Thế Dung và BS Lương Khải Minh (Trần Kim Tuyến)

ĐỊNH MỆNH ĐÃ AN BÀI

Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long.



Khoảng 10 giờ cùng ngày, đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”! Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí thì không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.

Ngày 6 tháng 11 năm 1963, nhật báo New York Times in hình xác Tổng Thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “Suicide with no hand” (tự sát không có tay) có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chánh rằng anh em ông Diệm tự sát. Về sau, người ta có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng Thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa được hoàn toàn phơi bày ra ánh sáng.

Thời gian như chiếc lá bay vèo. Mọi việc tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua thế mà đã sáu năm. Vào thế kỷ trước khi tốc độ còn tính bằng chục cây số thì 6 năm qua là quãng thời gian quá ngắn chưa đủ một khoảng cách không gian cần và đủ để có thể phơi bày tất cả mọi sự thật về một biến cố lịch sử. Nhưng ngày nay, tốc độ tính bằng ngàn cây số, 6 năm là thời gian quá đủ để nói thật, nói hết về một biến cố lịch sử. Mỗi biến cố lịch sử có một giá trị riêng của nó, vào thời đại của nó. Mỗi giai đoạn lịch sử, cũng có một giá trị khác nhau. Chỉ riêng sự thật có giá trị muôn đời. Và cái gì là sự thật, phải trả về với sự thật.

Viết về một giai đoạn cầm quyền suốt 9 năm của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không nhằm mục đích biện minh cho ai, hoặc kết tội ai, mà chỉ muốn nói lên một sự thật.

Sự thực sẽ ghi tội và công trạng của những người có công. Người viết không dám làm việc của một sử gia, mà chỉ muốn góp phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật.

Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đơn giản như một vụ thanh toán chính trị và thoán đoạt quyền hành ở cấp lãnh đạo thượng tầng quốc gia.

Cái chết của Ông đã biểu hiện trọn vẹn thân phận của người dân nhược tiểu Á Phi và gần hơn nữa, thân phận của một người Việt Nam yêu nước dù có phạm những lỗi lầm nào vẫn còn giữ được lòng tự ái quốc gia và cả danh dự của dân tộc. Trước hết, cái chết của ông dù cách nào cũng chỉ là kết quả của một lòng yêu nước và chỉ không chịu cúi đầu khuất phục trước những thế lực ngoại bang, nhằm khuynh đảo đất nước này và tạo ra những hoàn cảnh tan rã và mỗi ngày càng thêm tan rã.

Tổng Thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị bắn chết vào sáng ngày 2-11-1963, tức là đã 6 năm qua. Thời gian này quả là ngắn ngủi so với giòng lịch sử. Nhưng với thời đại của tốc độ không gian như hiện nay thì 6 năm cũng không phải là quãng đường quá ngắn. Nhận định về cái chết của anh em Tổng Thống Diệm ngay bây giờ cũng không phải là vấn đế quá sớm, vội vàng vì hiển nhiên trong sáu năm qua, miền Nam đã trải qua bao nhiêu biến cố, bao nhiêu lần thay chủ đổi ngôi. Nhưng sự kiện diễn biến của thời cuộc cũng đã đủ cung ứng chất liệu cho ta có thể bình tâm nhận định về cái chết của T.T Diệm cùng sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa….



- Nhận định về TT Ngô Đình Diệm qua hai Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn và Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu :

Hai tác giả trên đây đã tốt nghiệp từ Đại học Monash University ở Melbourne, Úc, và đã từng là giáo sư của các đại học đó. Họ đã chọn Việt Nam và giai đoạn Ngô Đình Diệm làm đề tài luận án tiến sĩ, và những bài họ viết được trích từ các luận án của họ. Năm nay họ đều 62 tuổi, nghĩa là trong thời gian 1954-1963 họ còn là học sinh nên không có liên hệ gì với chế độ Cộng Hòa I. Họ cũng không có quan hệ gia đình gì với họ Ngô. Sau khi đến Úc, họ theo học các đại học nói trên, và họ đã bỏ rất nhiều công đi sưu khảo tại rất nhiều nơi có chứa tài liệu dồi dào liên quan đến Việt Nam : Bảo tàng viện chiến tranh Úc; East-West Center, Đại học Hawaii; Archives of Indochina, Đại học Berkeley, C.A.; Thư viện của Austin University, Texas; Đại học Harvard; Đại học Cornell, Ithaca, N.Y.; Thư viện Eisenhower, Thư viện Kennedy, Thư viện Johnson; và Library of Congress, Washington D.C. Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, họ đã giảng dạy ở những đại học Úc, và vị thế này bắt buộc họ phải vô tư để giữ uy tín đứng đắn của mình và... khỏi mất việc. Như thế ta có thể chắc về tính chất khả tín của những gì họ viết : chính xác, vô tư, và đứng đắn

-Chiến Tranh Việt Nam 1954 - 1963:Độc Lập Quốc Gia và Lý Tưởng Tự Do Hạnh-phúc

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn

Tháng IO. 2008



….Ông Ngô Đình Diệm tạo ra yếu tố "nhân hòa" khi đứng ra lãnh đạo một chính phủ "phúc lợi" để hướng dẫn chính sách phát trển dân sinh. Ông long trọng tuyên bố: "chính phủ do tôi lãnh đạo có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ nền độc lập quốc gia vả nâng cao đời sống và hạnh phúc cho toàn dân."

Ông Ngô Đình diệm không phải bù nhìn hay tay sai của Mỹ như luận điệu tuyên truyền của Việt Minh Cộng Sản. Tổng Thông Mỹ và những nhân vật cao cấp Hoa Kỳ đã từng tiếp xúc và làm việc với ông Diệm đều thừa nhận cái lập trường độc lập sắt đá của ông Diệm. Ông Diệm thường nhắc nhở các viên chức Mỹ rằng "Chúng tôi không muốn trở thành một nước bảo hộ của ng¬ời Mỹ." Khi biến cố chính-trị 1 - 11 - 1963 sẩy ra, Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge đã điện thoại và yêu cầu TT Ngô Đình Diệm hãy rời bỏ Dinh Gia Long để đến tị nạn tại Tòa Đại Sứ Mỹ vì các tướng lãnh phản loạn có thể sẽ giết anh em ông. TT Ngô Đình Diệm đã trả lời ông Đại Sứ Lodge như sau:

"Thưa ông Đại Sứ, ông có biết ông đang nói chuyện với ai không? Tôi muốn báo cho ông biết rằng ông đang nói chuyện với một Tổng Thống của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Tôi chỉ rời khỏi đất nước này nếu đó là nguyện vọng của dân tộc tôi. Tôi sẽ không bao giờ ra di theo yêu cầu của một số tướng lãnh phản loạn hay của ông Đại Sứ Mỹ".

Trong Thông Điệp Tết 1955, TT Ngô Đình Diệm tái xác nhận nguyên tắc này:

"Mỗi người nông dân không có ruộng cầy, mỗi người dân sống ở thành phố, đều phải được hưởng quyền 'tài sản căn bản'."

Ông Cô vấn Ngô Đình Nhu đã giải thích chính sách "Tài sản căn bản" một cách chi tiết hơn và vai trò tối cần thiết của nó đối với "quan niệm mới về quyền tư hữu”. Quyền tư hữu sẽ cung ứng một căn bản vật chất cần thiết để mọi người có cơ hội hoàn thành sứ mệnh tinh thần (tâm linh) đã được cổ võ trong Chủ Nghĩa Nhân Vị. Quyền sở hữu một căn nhà nằm trên một mảnh đất rộng từ hai sào rưỡi đến bảy sào rưỡi (2.5 - 7.5 acres) có thể sản xuất đủ gạo ăn và hoa mầu cho một gia đình. Đây chính là một bảo đảm chắc chắn về kinh tế cho việc xây dựng tinh thần độc lập của mỗi công dân; ngoài ra nó còn cung ứng đầy đủ nhu yếu cho mỗi công nhân thành phố trong trường hợp họ bị thất nghiệp:"Nếu mỗi người công dân, ngoài công việc làm chinh bất cứ trong khu vực công hay tư, mà gia đình họ lại có thêm một lợi tức phụ trội từ "miếng tài sản căn bản đó", họ có thể nhập chung 2 lợi tức với nhau. Trong trường hợp đó họ sẽ có đủ khả năng để đóng thuế và còn có thể dùng số tiền còn lại tham gia với chính phủ để xây dựng khu vực kỹ nghệ nữa."

Xin kể ra một vài con số cụ thể lăm bằng chứng. Nói chung, sau 4 năm thực hiện chính sách Nhân Vị "tài sản căn bản", quan niệm về việc xây dựng một xã hội tự túc tự cường tại Miền Nam Việt Nam đã trở thành hiện thực. Vào năm 1956, vẫn còn 6.000 điền chủ làm chủ hơn 45 phần trăm đất ruộng tại Nam Việt Nam và trong số đó có 430 người Pháp và 1603 người Việt mỗi người làm chủ hơn 100 mẩu ruộng (hectares). Nhưng báo cáo trong ngày Song Thất 7-7- 1957 cho thấy hơn 26,120 mẫu đã được cấp phát cho nông dân theo nguyên tắc tài sản căn bản". Ngoài ra còn có 600 trăm ngàn khế ước đã được ký kết giữa điền chủ và tả điền. Để thúc đẩy việc canh tác, chính phủ còn cho nông dân hoặc qua hợp tác xã nông nghiệp mượn một tổng số tiền lên đến 250 chục triệu đồng. Kết quả diện tích canh tác đã tăng lên 2,625,369 mẫu tức 58% so với năm 1954 là 1,659,000 mẫu. Và đến cuối năm 1959 chính phủ đã truất hữu 454,874 mẫu ruộng của 1980 điền chủ để cấp bán cho 128,719 nông dân. Ngoài ra có 228,620 mẫu đất do người Pháp làm chủ đã bị truất hữu trong đó có hơn 50 ngàn mẫu đã được cấp và bán lại cho dân chúng. Chính phủ đã thực hiện khẩu hiệu "Cơm no áo ấm" qua việc nâng cao mức sống của nông dân và gia đình đồng thời gia tăng tổng sản lượng lúa gạo để mau chóng tiến đến tự túc tự cường đã được thực thi khắp miền Nam từ thành thị đến thôn quê. Năm 1959, miền Nam Việt Nam đã thực sự trở thành một xã hội no ấm và số lượng nông phẩm xuất cảng đã đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á. Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã đạt được thành quả tốt đẹp này vì khi có được "thời và địa lợi" Ông Ngô Đình Diệm đã tạo yếu tố "nhân hòa", từ lãnh đạo đến cơ cấu chính quyền và chính sách phát triển đều lấy "con ng¬ời" làm cứu cánh tối hậu. Lịch sử ghi nhận đây là một chính phủ hợp lòng dân.

Nhưng chính sách "tài sản căn bản" Đệ I Cộng Hoà, đưa con người và xã hội hậu-thuộc-địa Việt Nam tiến dân tự túc tự cường về mọi mặt lại không được các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đón nhận. Báo chí và các cơ quan truyền thông Mỹ đã được lệnh mở một chiến dịch đánh phá việc xây dựng quốc sách Ấp Chiến Lược. Họ nhất định phá hỏng nỗ lực tiến đến độc lập tự chủ của các nhà lãnh-đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa vì Ấp Chiến Lược là một hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội hoàn toàn tự túc *. Lý do của họ không phải là vô căn cứ. Nêu quốc sách Ấp Chiến Lược được hoàn thành trên toàn lãnh thổ miền Nam, hệ thống thôn ấp này sẽ là một bảo đảm chắc chắn cho Độc Lập và Tự Do căn bản của dân chúng. Người Mỹ sẽ gặp khó khăn khi muốn xen vào nội bộ của Nam Việt Nam.

Cho nên khi ông Ngô Đình Diệm chết đi, thời của nền Đệ I Cộng Hòa cũng qua đi. Một xã hội độc lập tự do và hạnh phúc cũng biến mất. Miền Nam lại một lần nữa rơi vào vòng lệ thuộc Hoa Kỳ mở đường cho thảm kịch 30 tháng 4 năm 1975. *25. Cựu Giám Đốc CIA William Colby khi nhìn lại CTVN đã tin rằng lịch sử có thể được viết lại: "Nếu để ông Diệm sống, ông Diệm sẽ có khả năng củng cố và cải tổ quyền lực, sẽ tăng triển chiến lược thôn ấp cùng với những cán bộ từng cộng tác với chế độ của ông."

-"Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1954-1963, Một cuộc cách mạng" quyển sách của tiến sĩ Phạm Văn Lưu và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn 229 trang, có 5 chương.

Chương 1, "Những thách thức nghiệt ngã khi về chấp chánh" của P. V. Lưu, nói về những thách thức mà ông Diệm gặp phải trong hai năm 1954-1955 sẽ được bàn đến một cách khá chi tiết, vì nó chứa đựng nhiều điều mới mà người Việt Nam cần biết. Chương 2, "Chủ nghĩa Nhân Vị, con đường mới, con đường tiến bộ", của N. N. Tấn, nói về thuyết Nhân Vị cũng vậy vì đây là lần đầu mà thuyết này được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan. Chương 3, "Thành quả 9 năm cầm quyền" của tiến sĩ Lưu, nói về thành tích 9 năm cai trị của ông Diệm cũng là một cái gì mới. Trong quá khứ, sách báo nói về ông Diệm và chế độ ông thường chú tâm vào khía cạnh chính trị, cá nhân và gia đình ông - độc tài, gia đình trị - nhưng không hề đề cập đến những thành quả lớn mà chính phủ ông đạt được trong 9 năm ông lãnh đạo : kiện toàn độc lập - lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực : chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chính - cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách phát triển tất cả các lãnh vực hoạt động - kỹ nghệ, nông thôn, ngư nghiệp, chuyên chở, giáo dục... Chương này rất phong phú về thống kê, cho độc giả một ý niệm rõ ràng về những thành tích lớn lao mà Việt Nam đã đạt được dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa I.

Sự thắng này đưa đến những quyết định căn bản mang lại độc lập thật sự cho Việt Nam trong vòng chỉ một năm:



- về chính trị Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp tư chọn quy chế cho mình - chế độ Cộng Hòa;



- thu hồi chủ quyền về ngoại giao : bang giao giữa Việt Nam và Pháp qua Bộ Ngoại Giao Pháp thay vì Bộ Các Quốc Gia Liên Kết và Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn và Cao Ủy Việt Nam tại Paris thành Tòa đại sứ, chấm dứt lệ thuộc ngoại giao Việt Nam vào Pháp;



- thu hồi chủ quyền về quân sự : ngày 26-4-1956 quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam, quân đội Việt Nam không còn lệ thuộc vào Pháp nữa, viện trợ Hoa Kỳ cấp trực tiếp cho Việt Nam;



- chủ quyền kinh tế tài chính : cuối tháng 12 năm 1955, Việt Nam ra khỏi khu Phật lăng;



- giáo dục : Việt Nam tự do nhận giáo sư, chuyên viên từ bất cứ nơi nào, và gởi sinh viên ra bất cứ nơi ngoại quốc nào.

Như tiến sĩ Lưu nhấn mạnh : những chuyển biến trên "mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam (1884-1956)". Người thực hiện được điều này cho Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Với tác phẩm "Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963", tiến sĩ Phạm Văn Lưu đã giúp ta thấy rõ điều này.

Về Nhân Vị là gì, tiến sĩ Tấn đã dựa trên những lời của chính ông Diệm để giải thích : Về Nhân Vị là gì, TS Tấn đã dựa trên những lời của chính Ông Diệm để giải thích: "Nhân và Vị là hai học thuyết Nho giáo. Nhân 仁 do chữ Nhân 人 và chữ Nhị 二 hợp thành (仁) có nghĩa là lòng thương người, đạo lý làm người; Vị 位 do chữ Nhân 人 và chữ Lập 立 hợp thành (位) có nghĩa là người có cái vị trí của họ, đứng giữa và ngang hàng với Trời và Đất. Hai chữ này hợp lại để diễn tả ý tưởng: vị trí và phẩm giá con người trong cộng đồng nhân loại và trong vũ trụ"

."Tóm lại, chủ thuyết Nhân Vị là một triết lý nhằm đề cao giá trị của con người trong tương quan với vũ trụ, Trời và Đất, với người khác trong xã hội. Lý thuyết Nhân Vị chủ trương rằng : vì con người có một giá trị tối thượng nên mọi sinh hoạt trên đời này đều phải hướng về việc phục vụ con người. Chủ nghĩa Nhân Vị lấy CON NGƯỜI biết tu thân (vừa tĩnh vừa động) làm nền tảng để giải quyết các mâu thuẫn trong sinh hoạt của con người".



-Nhận định của T/S Lâm Lễ Trinh về khí tiết của cố TT Ngô Đình Diệm trong ngững ngày cuối cùng của cuộc Đảo Chánh 11.11.1963 như sau;

- KHÍ TIẾT VÀ LÃNH ĐẠO "Tuyển tập Thức Tỉnh Quốc Gia và Cộng sản "Chương I,Lịch sử và chính trị trang 95-100 ,của G/S Lâm Lễ Trinh,Thủy Hoa Trang in năm 2007.

Lâm Lễ Trinh

Suốt 40 năm nay, mỗi khi ngày 1 tháng 11 trở lại, hình ảnh thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn khơi dậy trong tâm thức quần chúng những âm vang chua xót nhưng đồng thời, cũng nhắc nhở những kinh nghiệm bổ ích cho cuộc đấu tranh tương lai.

Nhân dịp này, không nên phí thời giờ để tố giác, một cách tiêu cực, những sai lầm của Hoa kỳ, hành vi bội phản của các người đội lốt quốc gia và sự phá hoại của Cộng sản. Thật vậy, cho đến nay, vô số văn khố giải mật của chính quyền Mỹ, công trình nghiên cứu của các thức giả, những lời thú nhận của một số nhân chứng liên hệ và, đặc biệt, tình trạng khánh tận của xã hội chủ nghĩa đã và đang làm chuyện đó trước công luận quốc tế.

Lịch sử cận đại Việt Nam sẽ mãi ghi lại một điều sáng tỏ: Quyết định của TT Diệm tiếp xúc vào giờ chót với quân đảo chính chứng minh ông muốn tìm một giải pháp dân tộc ôn hòa. Sự hy sinh dũng cảm của Tổng thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã tránh cho miền Nam VN cảnh nồi da xáo thịt giữa người quốc gia và bảo toàn tiềm năng kháng cộng trong giai đoạn cực kỳ nguy kịch. Sự hy sinh ấy còn là một lời kêu gọi thống thiết gởi đến cho cấp chỉ huy Quân đội đừng vong bổn, vọng ngoại và chễnh mảng trong cuộc chống cộng cứu nước. Tiếc thay, lời kêu này không được lắng nghe. Nhóm tạo phản bị ngoại bang mua chuộc. Nối gót Judas, với một giá rẻ mạt - 42 ngàn đô - họ đã giết lãnh tụ và bán đứng Tự do của ba chục triệu đồng bào miền Nam. Họ đã giúp Hoa kỳ thay toàn diện một thế cờ. Với 42 ngàn đô.

Trong những giờ phút cuối cùng cuộc đời, Tổng thống Diệm hoàn toàn cô đơn: đồng minh bội bạc, dân tộc hiểu lầm, người thân trở mặt và kẻ thù cộng sản reo mừng. Cầu nguyện lần chót sáng ngày 1.11.1963 tại thánh đường Cha Tam Chợlớn, với ông Nhu quỳ bên cạnh nhưng không chắc đồng một tâm tư, TT Diệm hẳn vô cùng xót xa cho Đất Nước. Rõ là một tâm trạng chán chường ngút trời, lẻ loi vô tận. Nỗi cô đơn ray rứt của một chiến sĩ cùng đường. Của một dân tộc bị chèn ép. Loại cô đơn từng được nhà đại văn hào Gabriel Garcia Marquez diễn tả sâu sắc trong tuyệt phẩm "One Hundred years of Solitude, Một trăm năm tịch liêu."

Hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ghi lại như sau nội dung điện đàm lần chót giữa Diệm và Cabot Lodge:

Diệm: "Vài đơn vị đã nổi loạn và tôi muốn biết thái độ của Chính phủ Mỹ."

Lodge: " Tôi không có đủ tin tức để trả lời cho Ngài. Tôi có nghe súng nổ nhưng không biết rõ tất cả các sự kiện. Bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và Chính phủ Hoa kỳ không có quan điểm gì."

Diệm: "Tôi đã cố gắng làm bổn phận của tôi."

Lodge: "Như tôi đã thưa với Ngài sáng nay, Tôi khâm phục can đảm của Ngài và những đóng góp to lớn của Ngài cho quý quốc. Nếu tôi có thể làm gì được cho sự an toàn của bản thân Ngài, xin kêu tôi."

Tổng thống Diệm liền gác điện thoại. Ông giữ vững khí phách đến cùng. Dù có những sơ hở khó thể tránh trong lúc cầm quyền - lịch sử về sau sẽ phân tích công và tội - ông quyết không làm nhục quốc thể, J.F. Kennedy lẫn Hồ Chí Minh không dám coi thường. Trước sau như một, TT Diệm không nhân nhượng, không đầu hàng. Làm sao có thể ngẫng đầu cao nếu đi bằng đầu gối ?

Di nghiệp chính trị của Tổng thống Diệm lưu cho hậu thế là một thông điệp nóng cháy: Triệt để bảo vệ chủ quyền và thể thống quốc gia trong mọi hoàn cảnh. Ngay từ đầu cuộc chiến, Hoa kỳ và VNCH quan niệm khác nhau mối liên hệ đồng minh giữa hai nước. Từ đó sinh ra những bất đồng dẫn đến bất hòa và kết thúc bằng sự bức tử của Miền Nam. Đúng vậy, quyền lợi của Mỹ và VN chênh lệch: Chính phủ Sàigòn chống Bắc Việt để bảo toàn dân chủ và độc lập, trong khi Hoa kỳ dùng VNCH như con cờ thí trong kế hoạch quân bình thế lực tại Á châu, chống Bắc kinh bành trướng và gây chia rẽ giữa Nga - Tàu.

Quốc hội Mỹ không bao giờ tuyên chiến công khai với Hànội, tránh né bảo đảm an ninh của VNCH bằng một hiệp ước như tại Nam Hàn, không cho Quân dội miền Nam vượt vỹ tuyến 17, khóa tay Hành pháp bằng đạo luật War Power Act và, cuối cùng, không bận tâm thông qua theo thủ tục hiến định Hiệp ước đình chiến Paris.

Sau tháng 11.1963, Mỹ đã dành hết trách nhiệm điều khiển cuộc chiến để đễ bề thao túng. Tùy theo nhu cầu chính sách, Hoa Thịnh Đốn đã ngạo mạn Mỹ hóa, sau đó Việt Nam hoá chiến tranh để rồi, năm 1973, hối hả rút khỏi vũng lầy Việt Nam , một terra incognita, xa lạ với Mỹ về tâm lý và tập quán.

Đại cường Hoa kỳ thiếu kiên nhẫn, đánh không muốn thắng, không thông hiểu chiến tranh nhân dân, đoán sai quyết tâm của Cộng sản và bỏ rơi Chính phủ miền Nam.

Âm mưu giết hại Tổng thống Diệm là một vết nhơ, một "mối ám ảnh đeo đuổi dai dẳng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng Việt Nam." ("Anne Blair trong tác phẩm Lodge in VN, nhà xuất bản Yale University Press, New Haven, 1995, trang 190)

Tại Hoa kỳ, có một câu thông dụng "Người quá cố không kể chuyện hoang đường, Dead men tell no tales.". Cái chết của Tổng thống Diệm, tự nó, đã lớn tiếng tố cáo, mang nặng ý nghĩa và dạy nhiều bài học. Về bạn và thù. Về nhân tình, thế thái. Về Điểm và Diện trong chiến lược trường kỳ. Và bao nhiêu chuyện khác. Ít nữa có hai bài học không thể quên:

Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. Không một xứ nào liều chết bảo vệ quyền sống còn của một nước khác. Không thể ủy quyền yêu nước cho ngoại bang. Các đại cường dùng chiêu bài Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để mặc cả và gây áp lực. Không tự lực tranh thủ kiên trì, quả cảm và có kế hoạch thì không hưởng được Dân chủ và nhân quyền thật sự.

Bài học thứ hai là bất luận sự liên minh nào với một thế lực bên ngoài, dù mạnh ra sao, rồi cũng sẽ đưa dất nước vào ngõ cụt, nếu không có nhân dân hậu thuẫn. Cái thế dân tộc vô địch và vô song. Không tin tưởng, không tạo ra và tận dụng "thế dân tộc" thì thất bại đương nhiên. Thất bại thê thảm. Chủ thuyết, chế độ, quyền lực..., tất cả đều là phù du, rốt cuộc sẽ tan biến với thời gian. Hư danh, mọi việc chỉ là hư danh! Chỉ có Dân tộc mới trường tồn và vĩnh cửu. Dân tộc bất diệt!

Cộng sản đã thiết lập ở Việt Nam một chế độ quản chế hành chính, khủng bố điển hình: khủng bố tôn giáo, khủng bố sắc tộc thiểu số, khủng bố đối lập và khủng bố quần chúng. Xã hội chù nghĩa, trên đà mạt vận, trước sau gì cũng chấm dứt. Vấn đề cốt yếu không phải là chừng nào CS ra đi mà là chúng ta đã và đang làm gì để xúc tiến việc ấy và, đặc biệt, để thay thế họ ? Thay thế cách nào? bằng một thể chế khá hơn, sạch sẽ hơn hay không? Chính sự chia rẽ và thiếu quyết tâm của cánh quốc gia giúp cho Cộng sản tồn tại.

********

Để kết luận, thay vì lạc quan tếu hay bi quan thái quá, thiển nghĩ chúng ta nên bình tĩnh, khách quan nhận thức các biến chuyển trọng đại trong nước và bên ngoài, để hành động thích ứng.

Thế giới hiện đang lâm vào một sự khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Hoa kỳ đang trực diện một thách thức mới, hiểm độc hơn chiến tranh Việt Nam, vì không có trận địa rõ ràng, kẻ thù vô danh nhưng hiện diện khắp nơi.

Căn nguyên của mọi vấn đề là siêu cường Hoa kỳ quá mạnh nên coi thường đồng minh, hành động đơn phương, tạo khoảng cách nghèo giàu quá sâu và gây bất mãn trong khối quốc gia nhược tiểu.

Thánh chiến có thể bùng nổ, gây điêu linh cho địa cầu.

Với tinh thần quyết tử, võ khí thô sơ và chiến lược du kích tinh vi, dùng "gậy ông đập lưng ông" (còn được mệnh danh chiến lược boomerang), khối Hồi giáo cuồng tín đe dọa người Mỹ ngay trên đất Mỹ. Võ lực suông không đem lại bòa bình. Không thể dùng búa tạ để đập ruồi muỗi. Mỹ cần tái xét toàn bộ, trong đường hướng thực tế và từ tốn, chính sách đối ngoại, quân sự và viện trợ. Mỹ cần chứng minh với thế giới quốc gia này là một quốc gia biết thương xót, a compassionate country, như Tổng thống Bush đã hứa khi ra ứng cử. Nếp sống quần chúng không bao giờ trở lại như trước. Hoa kỳ, thức tỉnh, sẽ hồi sinh.

Cuộc chiến hiện nay được các chiến thuật gia mệnh danh "cuộc chiến không đối xứng, assymetric war",vào dễ, ra khó, như một mê hồn trận.. Lần đầu tiên, một siêu cường dồn hết sức mạnh để tiêu diệt một cá nhân, Ben Laden, vô quốc tịch, và hệ thống khủng bố của y, thay vì chống lại một nước. Bằng mọi giá, thế giới tự do phải thắng. Để cứu nền văn minh nhân loại và lý tưởng dân chủ. Không có sự chọn lựa nào khác. Tổng thống George W. Bush nói chí lý: "Tự do và Sợ hãi đang tử chiến. Thượng đế không trung lập giữa hai bên."

Cơn lốc toàn cầu sẽ cuốn hút nước Việt Nam hậu tiến để lập một thế quân bình mới. Cuộc diện Việt Nam, bởi vậy, có cơ thay đổi. Sớm hơn chúng ta dự đoán.

Cầu xin hồn thiêng các tiền nhân và chí sĩ Ngô Đình Diệm trợ sức cho các lực lượng quốc gia khai thác vận hội mới để giật sập Xã hội chủ nghĩa. Lần này, không thể và không có quyền thất bại. Vì nếu thất bại thì đó sẽ là sự thất bại chung của Đất Nước Việt Nam, của tất cả chúng ta là người dân Việt, bất luận thuộc phía nào.

LÂM LỄ TRINH



- Tóm tắt các nhận định cuả ông Ngô Đình Diệm tổng thống VNCH về cuộc chiến thời kỳ 1954-1963 như sau:

1-Nhận viện trợ của các nước Đồng Minh giúp đở tài thiết và khôi phục VN,nhưng không chấp nhận đổ quân vào Miền Nam vì sẽ làm mất chính nghiả.

2--Từ năm 1958 ông Diệm và Nhu đã đề ra chính sách Tam Túc,Tam Giác (tức là tự túc về Tư Tưởng ,tự túc về Tổ Chức,Tiếp liệu,Tự túc về Kỹ thuật. Tam giác là Tự giác bão vệ Sức Khoẻ, Đạo Đức,Trí Tuệ) để chống Cộng Sản theo cách VN mà không bị ngoại bang chèn ép. Không chấp nhận thể chế CS và đặt CS ra ngoài vòng Pháp Luật vì CNCS không có lợi cho Dân Tộc VN .

3--Thời điểm 1956 , ông Diệm không chấp nhận Hiệp Thương vì lúc đó miền Nam chưa ổn định chính trị ,trong khi CS đã âm mưu cài 60.000 cán bộ ở lại trong Nam để khi bấu cử trong Tổng Tuyển Cử sẽ đem thắng lợi cho CS, điền nầy rỏ ràng đánh tan luận điệu của CSVN :sở dỉ có chiến tranh Nam Bắc là vì Miền Nam tầy chay Hiệp Thương,nhưng sau đó chúng ta thấy rỏ là từ 1960-1963 Miền Nam có cứu xét và thảo luận Hiệp Thương với Miền Bắc để tránh Nội Chiến trong khi đó thì Hồ và đảng CSVN cứ khăng khăng chủ trương “Xâm lăng Miền Nam” bằng mọi giá.Rỏ ràng hai chủ trương của 2 bên hoàn toàn khác nhau về mặt Nhân Ái

4- Ông Ngô Đình Diệm luôn giữ khí tiết của một vị lãnh đạo,giữ gìn quốc thể trước ngoại bang dù trong tình thế hiểm nguy cũng không làm mất sĩ diện Quốc Gia.

5-Trong điều hành đất nước,sự độc lập,không lệ thuộc đồng minh nước lớn là những nguyên tắc được ông tuyệt đối tôn trọng.



Phụ đính :Nhận định cuộc chiến của ông cố vấn Ngô Đình Nhu bào đệ của cố TT Ngô Đình Diệm một chiến lược gia,lý thuyết gia,một thủ lảnh của đảng Cần Lao Nhân Vị qua quyển luận án chính trị nổi tiếng "Chính Đề Việt Nam "đã có những nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1963 như sau:

- http://chinhdevietnam.blogspot.com/2009/11/chinh-e-viet-nam-luan-chinh-tri-cua-ong.html Trang blog của Long Điền đăng toàn bộ quyển "Chính Đề Việt Nam "198 trang đã có ấn bản in năm 2004 .

-http://vietcatholic.net/News/Html/72733.htm Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng .Nhận định của T/S Phạm Văn Lưu:

"Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay.

…Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội :



Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.

Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:



"Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên."

…."Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất."

…Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)



Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.



Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng

….Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.



"Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam."

…"Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.



"Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc. "



"Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian."



"Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô."



3-Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu :



Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001)

-Tiểu sử: Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 11 Tháng 12, 1924 tại làng Trí Thủy gần tỉnh lỵ Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Ông lập gia đình tại Mỹ Tho với Cô Nguyễn Thị Mai Anh, có ba con và một con nuôi. Ông thụ huấn Khóa Sĩ Quan Căn Bản Bộ Binh tại trường Coetquidan (Pháp quốc, 1949 và tốt nghiệp tháng Sáu 1950). Ông được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt QGVN tại Đà Lạt tháng 3, 1955. Ông đi Okinawa, Nhật năm 1962 thụ huấn tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Thái Bình Dương, sau đó giữ chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh Biên Hòa . Năm 1964 được vinh thăng Thiếu tướng, rồi Trung Tướng năm 1965 và bắt đầu vào chính trường với chức vụ Phó Tổng Thống kiêm Tổng Trường Quốc Phòng trong chính phủ Phan Huy Quát, kiêm luôn chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực. Năm 1965 ông được tín nhiệm trong chức vụ Chủ Tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo QG. Đắc cử Tổng Thống nền Đệ Nhị CH trong hai nhiệm kỳ kể từ tháng 9, 1967.

Tháng Tư, 1975 trước áp lực của Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội ông từ chức Tổng Thống VNCH. Sau khi rời quê hương ông sống một thời gian tại Luân Đôn, Anh Quốc. Năm 1985 ông định cư tại HK và sống tại West Newton và sau đó Foxboro thuộc tiểu bang Massachusetts.

Ông tạ thế ngày 29 tháng 9, 2001 tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, Thành phố Boston, MA, hưởng thọ 78 tuổi.

- Trong suốt thời gian giử trách nhiệm lãnh đạo quốc gia ,tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thực hiện được những điều như sau :



* Về quân sự, cố TT Nguyễn Văn Thiệu, trong trách vụ Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, ông đã lãnh đạo QLVNCH, gây cho cộng sản những thất bại nặng nề qua 3 đợt tổng công kích năm Tết Mậu Thân (1968), đã có 100 ngàn bộ đội chính quy, du kích, cán bộ cơ sở nằm vùng đã bị loại khỏi vòng chiến. Sau đó, chiến tranh khốc liệt vẫn tiếp diễn, năm 1972, một lần nữa với sự lãnh đạo sáng suốt của ông, QLVNCH đã đẩy lui các cuộc tổng tấn công của Cộng sản Bắc Việt trên các mặt trận Trị Thiên, Komtum và Bình Long. Trong khi mặt trận còn nặc mùi thuốc súng, nóng bỏng, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không ngại hiểm nguy, đích thân đến chiến trường để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng của quân lực.



* Về chính trị, ông đưa ra Lập trường 4 KHÔNG làm chỉ nam cho sách lược chính trị của chính phủ VNCH là KHÔNG THỪA NHẬN CỘNG SẢN, KHÔNG TRUNG LẬP HÓA MIỀN NAM, KHÔNG LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP và KHÔNG NHƯỢNG ÐẤT CHO CỘNG SẢN.

Cố TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đáng được lịch sử ghi nhận như sau:



- Ông là một vị Tổng Tư Lệnh dũng mãnh, không ngại hiểm nguy, đã đến tận chiến trường khi trận chiến còn nặc mùi khói súng để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng. -Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là con người bình dị, đó là bản tính chân thật của ông không hề dàn cảnh,phô trương và ông luôn luôn rất gần với lính, ông đã có mặt trong bất cứ trận địa nào dù nguy hiểm đến đâu ông cũng đều có mặt để an ủi và uỷ lạo tinh thần chiến đấu của chiến sĩ VNCH.



- Ông là một chiến sĩ đấu tranh cho TỰ DO chống Cộng sản độc tài đảng trị.

- Ông còn là một chiến sĩ cho đấu tranh cho DÂN CHỦ đã có công sáng lập nền đệ nhị Cộng hòa cho miền Nam, xây dựng một thể chế DÂN CHỦ PHÁP TRỊ cho nhân dân miền Nam mặc dù đất nước đang bị chiến tranh xâm lăng dày xéo

-Ông là người cương quyết bảo vệ lãnh thổ với quyết tâm không để một tất đất nào lọt vào tay ngoại bang, điển hình trong vụ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1năm 1974 với cương vị tổng tư lệnh QLVNCH ông đã chỉ thị cho Hải Quân Vùng I Chiến Thuật dù hoả lực yếu hơn,dù cô thế (không được Đệ Thất Hạm Đội Mỹ hỗ trợ ) tấn công tàu chiến Trung Cộng đã ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa.Trái ngược lại với hành động đê hèn của Bắc Việt gởi công hàm công nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng!

- Và trên hết, Ông là một NHÀ ÁI QUỐC CHÂN CHÍNH đã không ngại hy sinh thân thế và sự nghiệp để đấu tranh cho người dân miền Nam có một nền hòa bình công chính trong Tự do và Dân chủ với chủ trương "Bốn Không". Chính mục tiêu tối hậu nầy mà ông đã sẳn sàng từ bỏ cương vị Tổng Thống để các cường lực chính trị sấp xếp một giài pháp chính trị cho Việt Nam".



Nhận định về cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Chủ Tich Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết năm 2001 như sau :

“ Tôi nhận thấy Ông là một Lãnh tụ chánh trị cẩn trọng, cương nghị, và trên hết, Ông là người yêu nước. Ông ngày đêm lo âu về vận mệnh quốc gia, không ngừng toan tính về sự tranh thắng ngoài chiến trường chống kẻ thù, cũng như trên bàn hội nghị hòa đàm vừa chống kẻ thù và cay nghiệt thay, vừa đối phó với ngay cả đồng minh của mình.”



- Những quốc sách quan trọng của TT Nguyễn Văn Thiệu đã đạt những thành công rực rở:



1-Luật Người Cày Có Ruộng :Vào năm 1970 TT Đệ Nhị VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Luật "Người Cày Có Ruộng" qui định ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thoả đáng theo thời giá. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cầy Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.

Ở Miền Nam Việt Nam, phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng trong những năm 1970-1973 nước Việt Nam Cộng Hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hoá và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở Miền Nam Việt Nam.Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú nông và tư sản trung nông giàu, sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau khi nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng thì không còn thành phần đại-địa-chủ ở Miền Nam Việt Nam. Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình "Người Cày Có Ruộng" là đã chấm dứt chế độ tá canh ở Miền Nam Việt Nam khi tá điền trở thành điền chủ.



Qua hai so sánh vừa kể cho ta thấy chính sách Cải Cách Điền Địa VNCH và CCRĐ cuả CSVN khác nhau ở 1 bên là giết người (phú nông,trung nông ,địa chủ) để cướp đất rồi nói là phát cho dân nghèo (thực tế là sau 2 năm CSVN đưa tất cả ruộng đất vào hợp tác xả nông nghiêp, thì nông dân nghèo cũng chẳng còn sở hữu đất đai gì cả. Còn Miền Nam theo chính sách của TT Nguyễn Văn Thiệu thì ruộng đất của đại địa chủ được chính phủ thu mua giá cả sòng phẳng rồi bán trả góp 12 năm cho nông dân nghèo.Đại địa chủ chỉ đưọc giử tối đa 15 mẩu nếu trực canh ,sau năm 1973 đã chấm dứt nạn "Tá canh " làm thuê ruộng của chủ điên vì nông dân đã được cấp hay bán trả góp.

Sau 1975 đến nay thì sao? Hoàn toàn đất đai là thuộc sở hữu nhà nước, người dân chỉ được quyền "Sử Dụng Ruộng Đất" tức là sổ đỏ .Có thể mua bán số đất của tổ tiên để lại, còn các loại đất đai khác bất cứ lúc nào nhà nước cần trung dụng ,quy hoạch là phải bán với gía do chính quyền địa phương quy định! Một hình thức ăn cướp giửa ban ngày.Vì vậy có hàng ngàn nông dân hiện nay đi khiếu kiện đất ,chuyện xảy ra hàng ngày tại VN mà chính phủ không thể giải quyết nổi,có nông dân khiếu kiện,biểu tình gần 20 năm mà không được giải quyết.

2-Chương Trình Hữu Sản Hoá :Chương trình nối tiếp từ thời TT Ngô Đình Diệm đến thời TT Nguyễn Văn Thiệu nhằm giúp đở ,cải tiến ngành nghề như xích lô đạp,xe thổ mộ,xe ba gác được mua trả góp xe lam,xe taxi ,biến những người thuê xe kiếm sống trở nên chủ nhân thực sự những phương tiện chuyên chở công cộng, vừa tạo đời sống khá hơn cho người lao động nghèo,vừa cải tiến phương tiện giao thông thô sơ ra phương tiện văn minh hơn.

3-Quốc sách Chiêu hồi :Có thể nói trong suốt thời gian 10 năm cầm quyền của TT Nguyễn Văn Thiệu thì quốc sách “Chiêu Hồi” đã đạt sự thành công vĩ đại nhất .Chưa có thống kê của 2 năm 1974.1975 nhưng tính từ 1963-1973 đã có trên 200.000 hồi chánh viên trở về với chính nghiã Quốc Gia. Đây là một việc làm có ý nghĩa nhất trong tình Dân Tộc,nghĩa Đồng Bào vì các bạn thử tưởng tượng 200.000 cán binh cộng sản tương với quân số 20 sư đoàn đang cầm súng bắn đồng bào mình nay được kêu gọi bằng tấm lòng nhân ái, trở về với chính nghiã quốc gia và sau đó họ được cho về đoàn tụ với gia đình của họ .

Biểu đồ quốc sách Chiêu Hồi đạt được từ năm 1963 đến đầu năm 1971.







Tem kỹ niệm ngày 18 tháng 2 năm 1973 là ngày đạt được người Hồi Chánh thứ 200.000 (Tương đương với quân số 20 sư đoàn )và giấy thông hành cho cán binh cộng sản muốn về hồi chánh.

Lời kêu gọi đại đoàn kết Dân Tộc nầy là việc làm thiết thực nhất và thành thật nhất vì đã được chứng minh cụ thể bằng lời hứa và việc làm đi đôi với nhau ,những hồi chánh viên không còn bị mặc cảm người đầu hàng mà họ được đối xử như người anh em lạc lỏng nay trở về với đại gia đình Dân Tộc.





Chiêu Hồi là Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hình ảnh ngày trở về vui vẻ của những cán binh VC tại Tam Kỳ

Khi trở về với chính nghiả Quốc Gia ,các hồi chánh viên được thoải mái đoàn tụ với gia đình, đi du lịch và còn được học nghề theo nhu cầu của họ.



Học tập đường lói Quốc Gia ngày mới về. Các HCV Đi chơi tại Thảo Cầm Viên Saigòn . Một lớp dạy nghề tại Biên Hoà cho HCV





Những câu nói nổi tiếng cuả Ông Nguyễn Văn Thiệu khi nắm giử chức vụ Tổng Thống VNCH

“ Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!

Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản –

Biếm chỉ Cộng sản nằm vùng khủng bố miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ tố chồng –

Biếm chỉ chính sách đấu tố của Cộng sản

Đất nước còn, còn tất cả; cộng sản thắng, mất tất cả.

Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.

Sống không có tự do là đã chết. ”

TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-with-Dr-Nguyen-Tien-Hung-about-the-book-President-Thieu-s-deepest-thoughts-HGiang-05142010111919.html

Hà Giang, thông tín viên RFA

2010-05-14

Ngay dịp đánh dấu 35 năm biến cố 30 tháng tư, một quyển sách mới về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ được ra mắt vào 1 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 16 tháng Năm tại thành phố Westminster, Little Sài Gòn.



AFP PHOTO

Một người đang xem hình ảnh di tản ở Sài Gòn năm 1975 được chụp bởi Hugh Van Es trên tường Câu lạc bộ các phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông.

Quyển sách tuy chưa ra mắt nhưng đã được sự chú ý và trông đợi từ nhiều giới, những người quan tâm đến Việt Nam Cộng Hoà, qua những tin tức từ không gian ảo. Tác phẩm mang tên "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" do tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cũng là cố vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào những năm cuối cùng trước biến cố 1975 biên soạn.

Giữa những lời khen chê từ hằng chục năm nay, tác giả trình bày những uẩn khúc trong tâm tư của vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH ra sao, và cuốn sách đã được viết trong bối cảnh nào, Hà Giang có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng .

Bối cảnh ra đời

Hà Giang: Chào tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu của ông sắp được cho ra mắt vào ngày Chủ Nhật, 16 tháng Năm tới đây, tại Little Sài Gòn. Xin ông cho biết trong bối cảnh nào và lý do nào đã thúc đẩy ông bỏ công soạn cuốn sách rất là công phu này?

Từ năm 2006 cho đến bây giờ, đã có rất nhiều những giải mật mới về phía Hoa Kỳ rất là quan trọng cho lịch sử. Những giải mật mới này, đã soi sáng cho những điều mà chúng tôi viết ở trong cuốn sách mới này về tâm tư tổng thống Thiệu.

TS Nguyễn Tiến Hưng

TS Nguyễn Tiến Hưng: Thưa cô Hà Giang, năm 2005, chúng tôi xuất bản cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, và độc giả đã đặt rất nhiều câu hỏi về những diễn biến ở nơi hậu trường trong những năm 73, 74, 75, và tâm tư của ông Thiệu. Đặc biệt nữa, là từ năm 2006 cho đến bây giờ, đã có rất nhiều những giải mật mới về phía Hoa Kỳ rất là quan trọng cho lịch sử. Những giải mật mới này, đã soi sáng cho những điều mà chúng tôi đã viết trước đây, và nó còn soi sáng rõ hơn nữa những điều mà chúng tôi viết ở trong cuốn sách mới này về tâm tư tổng thống Thiệu.

Hà Giang: Trong phần mở đầu của cuốn sách, tiến sĩ có nói rằng, tâm tư của tổng thống Thiệu cũng là tâm tư của riêng ông, và có lẽ là tâm tư của nhiều người Việt Nam khác, xin tiến sĩ nói về cái tâm tư này ạ.

TS Nguyễn Tiến Hưng: Tôi cũng phải xác định là tâm tư của ông ấy thì tôi nghĩ rằng rất là phức tạp về nhiều khía cạnh. Riêng về tâm tư đối với đồng minh thì chúng tôi có thể nói là chúng tôi biết được khá rõ ràng, là vì làm việc gần ông, và sau này được nghe rất nhiều lời tâm sự, sau 75, thì thưa cô tôi có thể tóm tắt đó là một tâm tư rất là trăn trở, rất là ray rứt, vì một phần thì cần đến người đồng minh từ bao gạo cho đến lít xăng, súng đạn v.v…

Đấy, một đàng thì lại rất là trăn trở trong lòng vì những hành động của ngừơi đồng minh ấy. Thì ông (Thiệu) nói là nay thế này, mai thế khác, tín hiệu lẫn lộn, không biết thế nào mà mò. Chúng tôi có viết chương 18, về cái bài phỏng vấn rất dài, của ông với một tờ báo Đức, tên là “Der Spiegel”, trong cái bài đó, tổng thống Thiệu đã nói rất nhiều về cái mà ông gọi là “sự phản bội”, ông ấy bảo là 4 đời tổng thống Hoa Kỳ đã khuyến dụ nhân dân miền Nam đi vào cái khối của thế giới tự do, rồi cuối cùng tháo lui bỏ chạy. Và đặc biệt là có những cái cam kết rất là vững chắc, thân tín rồi cuối cùng cũng lờ đi.

Cái bài đó tựa đề là “Người Mỹ đã phản bội chúng tôi”, chúng tôi có in lại tòan bộ bài đó từ tiếng Đức được dịch ra tiếng Anh, rồi có bút phê của ông (Thiệu) rất là cẩn thận. Nhưng mà đặc biệt có một tâm tư mà chúng tôi nghĩ rằng nó phản ảnh phần nào cho tâm tư của chính cá nhân chúng tôi, và nhiều người trong chúng ta, đó là về phía ông ấy cũng như về phía nhân dân miền Nam thì dù rằng có nhiều khuyết điểm, dù rằng yếu kém, dủ rằng có lỗi lầm, tham những này kia v.v…, nhưng mà cuối cùng thì cũng đã cố gắng hết sức.



Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu & cựu TT Lyndon Johnson. Photo courtesy of wikipedia

Hà Giang: Một trong những tranh cãi kéo dài rất lâu là việc mà người ta tưởng rằng tổng thống Thiệu khi ra đi đã mang theo16 tấn vàng cho mục đích cá nhân. Trong cuốn sách của ông, tiến sĩ đã đề cập đến việc này, xin ông tóm tắt cho thính giả của đài Á Châu Tự Do nghe.

TS Nguyễn Tiến Hưng: Phải nói riêng về cái vụ vàng thì ông ây hòan tòan oan uổng. Mặc dầu là chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, và cho tới một tháng trứơc đây, thưa cô, cũng vẫn có người hỏi tôi.

Trong cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” chúng tôi có để cả một chương viết về việc này. Trong vòng hai ba năm qua đã có những tài liệu rất rõ ràng, đó là những mật điện của đại sứ Martin đánh vào Sài Gòn từ đầu tháng Tư cho đến 17 tháng Tư, đánh liên tục về cái chuyện vàng, thì là câu chuyện nó là như thế này, rất là tóm tắt: Lúc bấy giờ là hết rồi, viện trợ coi như là cạn kiệt có 700 triệu, thế thì, sau cùng ông (Thiệu) bảo là thôi thì bây giờ còn bao nhiêu vàng còn bao nhiêu đô la thì có thể là mang ra để mà ‘xả láng’, ông dùng cái chữ ‘xả láng’ đó.

Thì đầu tiên đó là bàn với lại thống đốc ngân hàng quốc gia là ông thống đốc Uyển bàn với đại sứ Martin thì ông Martin cố vấn là phải mang sang Thụy Sĩ để mà mua tiếp liệu bên đó nó dễ hơn bên Mỹ tại vì bên Mỹ thì bị ràng buộc rất nhiều luật lệ. Thế thì, có cái lệnh cho thống đốc Uyển, mà ông Uyển vừa mới contact làm việc với mấy hãng máy bay, tôi nhớ là TWA, Howard Hughes mà bây giờ không còn nữa, để mà chở cái số vàng 16 tấn đi, thì tin đó bị lộ ra ngoài. Các hãng bảo hiểm, tôi nhớ là Lloyd’s of London, là hãng bảo hiểm lớn, bởi vì khi chở một số vàng lớn như vậy thì phải có bảo hiểm. Những bảo hiểm lớn như vậy người ta bán insurance policy, thì hãng bảo hiểm đó co vòi lại, rút lại không bán bảo hiểm, thế là số vàng khựng lại. Báo chí Sài Gòn lúc ấy hình như có đăng tin, hay là có rumor rất mạnh là lúc ấy ông Thiệu đang chở vàng đi, thì thưa cô lúc bấy giờ ai cũng phủi tay hết, nhưng mà ông ấy cứ cương quyết, thống đốc Uyển vẫn cứ liên lạc với đại sứ Martin, thì đại sứ Martin sau cùng đã liên lạc với bộ quốc phòng Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách này chúng tôi viết, in lại những mật điện nguyên thủy đó để làm bằng chứng cho lịch sử. Và mới đây thì chúng tôi được biết là báo Tuổi Trẻ của Sài Gòn có một bài rõ ràng của anh Hủynh Đỗ Sơn. Anh Hủynh Đỗ Sơn là người làm việc coi về kho vàng của ngân hàng quốc gia trước 75. Anh ấy viết lại rất rõ ràng việc chuyển nhượng lại số vàng tính từng ly từng lượng và anh ấy ghi rõ con số nào số mấy, hai hầm vàng, mười sáu tấn vàng để ở đâu, ở đâu. Thưa cô thì cái đó là rất rõ ràng, và bây giờ tôi nghĩ là sau cuốn sách này, thì chuyện vàng hòan tòan được giải tỏa đối với ông Thiệu, thưa cô.

Phơi bày nhiều uẩn khúc

Hà Giang: Vâng, thưa tiến sĩ, thế còn cái câu “I have nothing to do with the Vietnamese refugees”, có nghĩa là “tôi không dính dáng gì đến mấy người tị nạn Việt Nam cả, mà người ta cho rằng tổng thống Thiệu đã nói, thì đầu đuôi nó ra làm sao ạ?

TS Nguyễn Tiến Hưng: Thưa cô Hà Giang, tôi viết ngay ở trong phần đầu về cái chuyện này. Tôi nghĩ rằng đây là chuyện làm cho ông ấy đau đớn nhất, có thể nói là đau đớn nhất, đứng về phương diện cá nhân. Từ sau 1975, thưa cô. Chuyện tóm tắt thì nó như thế này. Khoảng cuối năm 79, tháng Mười, thì có những tờ báo của chúng ta, có đăng tải trang đầu rằng ông Thiệu nói cái câu là “tôi không còn cái gì mà mắc mớ đến vấn đề thuyền nhân nữa”, mà đang khi đó thì phong trào thuyền nhân đang là lên rất cao, mọi người đang cố gắng hết sức để mà lo cái chuyện này. Hai hôm sau thì tôi nhận lá thư của ông.

Chính ông kể lại chuyện nó như thế nào? Tức là ông ấy nói rằng, có một cái thằng, ông ấy gọi là cái thằng. Ông tức ai ông hay nói thằng lắm. Thì cái thằng Michael Dunlop thuộc tờ báo NOW, now là bây giờ, ông bảo ông cho phỏng vấn rất là vắn. Vấn đề kẹt là chữ “for” và chữ “with”, thì ông Thiệu nói rằng, khi họ hỏi ông rằng, ông có thể làm được cái gì, đối với vấn đề thuyền nhân hay không, thì ý ông muốn nói là, bây giờ tôi không còn quyền hành gì nữa, không còn phương tiện gì đề mà làm được bất cứ cái gì đối với vấn đề này.



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quan sát bản đồ Đông Á. Photo courtesy of wikipedia

Thì nếu mà ông muốn nói như vậy thì phải nói là “I have nothing to do for them”, theo ông nhà báo, thì ông Thiệu nói là “I have nothing to do with them”. Chỉ có mỗi một chữ “for” với chữ “with”, mà nó thay đổi hẳn cái ý nghĩa, thưa cô. Ông đau đớn lắm. Đó là lần đầu tiên, và duy nhất trong cụôc đời, tự tay ông viết một cái thư để mà tự cải chính với Editor-in-Chief của báo NOW, và thư đó ông yêu cầu tôi rất rõ ràng, là vấn đề nó như vậy, thì anh tìm cách nào mà clear up, cải chính dùm tôi.

Hà Giang: Trong cuốn sách của tiến sĩ, có một chương nói hẳn về tính đa nghi của tổng thống Thiệu, nhưng cũng lại có một chương khác lại nói là ông Thiệu quá tin vào người Mỹ. Một người rất là đa nghi thì có thể quá tin vào ai được không ạ? Đó có phải là một điều mâu thuẫn không thưa tiến sĩ?

TS Nguyễn Tiến Hưng: Vâng thì, nếu mà mình đặt câu hỏi như vậy, một cái chương có tựa đề là “Đa nghi Tào Tháo”, thì kể lại những cái chuyện ông chỉ cho tôi cách mà đa nghi nữa cơ. Ông bảo vậy. Ông bảo anh phải cẩn thận từ cái chấm, cái phẩy anh cũng phải, thật ra ông chỉ cho mình đa nghi. Nhưng còn cái chuyện tin vào Mỹ thì tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn nghi Mỹ, chuyện ấy ông cũng nói rất dài trong tâm tư của ông mà chúng tôi đã viết lại.

Hà Giang: Nhiều người đã đổ lỗi cho tổng thống Thiệu là chính ông đã làm mất Việt Nam, và lên án ông là đã rời đất nứơc ra đi khi quân sĩ vẫn còn đang ở lại chiến đấu. Theo tiến sĩ thì những suy nghĩ này có quá khe khắt với tổng thống Thiệu không?



TS Nguyễn Tiến Hưng: Cái vấn đề mất Việt Nam nó có nhiều khía cạnh lắm, nó là một câu hỏi lớn. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều dữ kiện nó đưa đến vấn đề sụp đổ của miền Nam. Tôi nghĩ rằng một mình ông Thiệu cũng không phải là người có khả năng để mất Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ rằng hòan cảnh của ông ấy rất là khó khăn trong lúc đó là vì, cuối cùng thì cạn kiệt hết miền Nam, dựa vào Hoa Kỳ quá nhiều, đến lúc mà cắt cái umbilical cord thì coi như là mình không còn cái khả năng tồn tại nữa.

Dư luận nói rằng là ông đã bỏ chạy, đào ngũ, thì thưa cô, trong cuốn sách này, chúng tôi đã viết rất rõ ràng, là ông đã bị áp lực từ chức. Áp lực rất mạnh mẽ, tiến sĩ Kissinger qua đại sứ, bằng cách nói với ông rằng, ông mà không từ chức, thì cơ hội cuối cùng cho miền Nam là không còn nữa, tức là đặt vào vai ông một trọng trách vô cùng nặng nề.

Điều thứ hai là ông không từ chức thì tướng lãnh của ông cũng bắt ông từ chức, thì cô nghĩ là hai còn đừơng đó thì không còn cách nào nữa. Nhưng mà ông vẫn vớt vát vẫn vớt vát, ông hỏi: “Ừ thì tôi từ chức, nhưng mà tôi từ chức thì có viện trợ không? Đại sứ Martin nói là nếu mà ngài từ chức, có thể có, có thể không, nhưng mà nếu ngài không từ chức, thì chắc chắn là không. Thì thưa cô, thì cái đó là cái áp lực. Đó là áp lực từ chức. Rồi áp lực ra đi nữa. Kỳ thực ra là ông ấy phải ra khỏi miền Nam thưa cô. Thì tôi có nghe bà tổng thống Thiệu kể lại là thì thôi mẹ con mày đi đi, tao ở lại, tao mặc cái quần đùi.

Kể lại chuyện áp lực thì có những tài liệu đại sứ Martin mới tiết lộ, chúng tôi mới có ở trong cuốn sách này, thì cái áp lực ông phải ra đi cũng rất nặng nề, tại về phía Mỹ, cũng như phía Pháp, cũng như là tổng thống Hương mới lên, hay là tướng Dương Văn Minh, đều làm áp lực cho ông ấy phải ra đi, tại vì nếu ông ấy không ra đi thì mặt trận không chịu điều đình.

Hà Giang: Cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

-Nguyễn Văn Thiệu Thứ năm, ngày 03 tháng sáu năm 2010

Bí mật chung quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100601_nixon_thieu_dossier.shtml

Xuân Hồng

BBCVietnamese.com



GS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn " Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" tại California

Tác giả cuốn sách mới về "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" nói với BBC rằng một trong những hồ sơ quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa được giải mật.

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến cái gọi là hồ sơ "Nixon-Thiệu" chứa các tài liệu và thư từ giữa Tòa Bạch Ốc và Dinh Độc Lập từ năm 1971.

Ông Hưng, người được chỉ định đi cầu viện vào giờ chót, nói rằng vào ngày 23 tháng Ba năm 1975, nói ông Thiệu có cho ông xem hồ sơ này trong đó có hai bức thư của TT Nixon mà ông đã yêu cầu TT Thiệu gởi cho người kế nhiệm của TT Nixon là TT Ford qua trung gian của Tướng Frederick Weyand, cựu Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" mới được xuất bản, GS Hưng nói "Điểm trớ trêu là thư của TT Nixon mà TT Ford không biết gì."

Vào ngày 5 tháng Tư năm 1975, đích thân Tướng Weyand đã đưa cho TT Ford xem hai bức thư đó chỉ 5 phút trước khi TS Kissinger đến cùng họp. Ngày 30 tháng Tư, TS Hưng tiết lộ hai thư này trong một cuộc họp báo tại Khách sạn Mayflower ở Washington để đặt trách nhiệm bội ước và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù lại bằng cách cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam.

Sau đó Quốc Hội Mỹ, theo GS Hưng, đã phản ứng "tại sao Hành Pháp Mỹ không cho Lập Pháp biết hồ sơ Nixon-Thiệu," đặc biệt là các nghị sĩ chủ trương cắt viện trợ cho VNCH như Henry Jackson, Frank Church, Ted Kennedy, Mike Mansfield...

Ngay chủ tịch của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là ông John Sparkman đã viết thư yêu cầu TT Ford cho xem hồ sơ "Nixon - Thiệu" nhưng TT Ford viện dẫn quyền đặc biệt của người đứng đầu hành pháp, đã từ chối. Rồi từ đó chính phủ Mỹ "đã ém nhẹm" toàn bộ hồ sơ này.

Năm 1978, ông Ronald Nesson, tùy viên báo chí của TT Ford, có viết một cuốn hồi ký trong đó ông tiết lộ rằng ông được lệnh cấp trên đi tìm hồ sơ "Nixon-Thiệu" trong Tòa Bạch Ốc, và tìm được vỏn vẹn chỉ có "bảy cái thư ".

GS Nguyễn Tiến Hưng nói có tổng cộng 27 văn thư trong hồ sơ này, nhiều hơn số thư mà ông Ronald Nesson đã tiết lộ trong cuốn hồi ký.

Theo GS Nguyễn Tiến Hưng, hầu như tất cả các hồ sơ về cuộc chiến Việt Nam nay đã được giải mật, trừ hồ sơ "Nixon-Thiệu" mà cho tới hôm nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Tại sao ông Thiệu không lên tiếng?

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng không tin rằng người Mỹ đã bảo cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không được nói gì về liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ khi gia đình ông dọn sang Mỹ năm 1985 tới khi ông từ trần năm 2001. Là một người tâm sự thân tín của ông Thiệu trên bước đường sống lưu vong, GS Hưng nói rằng " tôi không tin là khi dọn sang Mỹ, ông Thiệu đã bị áp lực nào bắt phải yên lặng vì đó là thời của tổng Thống Reagan và ông Reagan rất ưu ái Tổng Thống Thiệu. Có lẽ vì phần nào của sự ưu ái đó mà ông Thiệu dọn nhà sang Hoa Kỳ sống."

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

Ông Thiệu đã tâm sự với ông Hưng rằng "khi vừa đến Đài Loan vào ngày 25 tháng Tư năm 1975, phái đoàn tùy tùng đã bị nhân viên Mỹ khám xét hết hành lý và tịch thu hết giấy tờ vì họ chỉ sợ hồ sơ Thiệu-Nixon lọt ra ngoài".

Ông Hưng thuật tiếp lời ông Thiệu: "Còn chuyện cái cặp bị đánh cắp nữa, vì họ tưởng rằng hồ sơ để trong đó, chứ không phải là để lục xét tiền."

Tuy nhiên, ông Hưng nói: "Phía ông Kissinger và đảng Cộng Hòa muốn giấu hồ sơ đó đi, cho nên có thể họ đã yêu cầu TT Thiệu giữ im lặng."

Theo GS Hưng, ông Thiệu không muốn viết hồi ký vì "sau khi tôi làm lãnh đạo của miền nam gần 10 năm, tôi biết quá nhiều chuyện, và khi tôi nói cái hay thì tôi cũng phải nói cái dở nữa."

Ông Thiệu được cho là đã nói: "Người Mỹ đã phản bội mình rồi, cho nên mình cũng không nên vạch áo cho người xem lưng, và tôi chẳng cần để ý tới dư luận Mỹ nữa." Theo giáo sư Hưng đó là lý do chính tại sao ông Thiệu không muốn viết hồi ký.

Trước đây khi được GS Hưng yêu cầu nói rõ về vụ 16 tấn vàng, ông Thiệu nói: "Tôi đã làm hết sức mình rồi cho nên dù có nói ra, thì người đời sẽ nói rằng tôi cố tình chạy tội mà thôi."

Tăng quân là để rút lui?

GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong những lần đàm luận tại Luân Đôn, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho rằng Tổng Thống Mỹ Johnson, một người được cho là lập trường diều hâu, "đem quân vào Việt Nam là để thương lượng ở thế mạnh."

Vào đầu năm 1964, khi ông Johnson lên thay cho TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ đã cho bộ trưởng McNamara sang Việt Nam hứa đủ điều, rồi đề nghị 12 biện pháp rất mạnh trong đó, yêu cầu chính phủ Việt Nam đặt Miền Nam vào thế chiến tranh bằng một lệnh tổng động viên để "mưu cầu một nước Việt Nam không cộng sản".

Sau đó, Mỹ tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và đồng thời mở ra các chiến dịch như là Mũi Tên Lên vào tháng Tám cùng năm, rồi đến chiến dịch Phi Tiêu Lửa oanh tạc miền Bắc rất dữ dội.

Đến tháng Ba năm 1965, quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng và bước tháng Tư, Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ ở lại miền Nam "bao nhiêu lâu còn cần thiết, với bất cứ sức mạnh nào còn cần thiết, với bất cứ nguy hiểm nào, phí tổn nào" như Tổng Thống Kennedy đã nói "We shall bear any burden" khi nhậm chức.

Tháng Sáu năm 1965, TT Johnson đã gởi vị tướng kinh nghiệm nhất của quân đội Mỹ là tướng Westmoreland đến Việt Nam để chỉ huy quân đội và một tháng sau, đã bổ nhiệm một vị tướng khác là Maxwell Taylor làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, ông Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào tháng Sáu năm 1965.

Theo GS Hưng, ông Thiệu và các tướng lãnh đều thấy rằng Mỹ quyết chiến và quyết thắng tại miền nam Việt Nam.

Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, Bộ Trưởng McNamara lại rỉ tai ông Thiệu và nói là phải tổ chức bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội cho sớm để còn điều đình với Mặt Trận giải Phóng Miền Nam.

Mãi sau này với thời gian, ông Thiệu mới chiêm nghiệm câu "đem quân vào để điều đình ở thế mạnh," và "đem quân vào là để rút quân đi."

Không kết quả

Trong số này, có bức thư của TT Johnson gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày Tám tháng Hai năm 1967 trong đó, Hoa Kỳ mong muốn đi đến một giải pháp hòa bình, nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, các nỗ lực mưu tìm hòa bình không đi đến một kết quả nào.

Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

Một tuần lễ sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại một bức thư nói rằng "nếu như Ngài muốn đàm phán trực tiếp với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì phía Hoa Kỳ phải ngưng ngay các vụ oanh tạc vô điều kiện".

Hai bức thư này được lưu lại trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam gồm tổng cộng 12 tập, cho thấy phía Hoa Kỳ từ năm 1965 đã 26 lần tìm cách bắt liên lạc với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua nhiều ngả khác nhau để điều đình hòa bình.

Nay với thời gian, GS Hưng nói rằng có thể là vì một "vấn đề nhận thức" gây ra bởi các "tín hiệu trái ngược nhau" mà 26 lần tìm cách bắt liên lạc này, không đi đến một kết quả nào. Thí dụ như cũng có thể là Mỹ đề nghị điều đình ngày hôm trước thì hôm sau lại oanh kích Bắc Việt còn mạnh hơn hôm trước.

Theo GS, có thể vì các tín hiệu trái ngược nhau mà cuộc chiến cứ leo thang.

Cuộc chiến 'ủy nhiệm'

Trước khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Nixon đã từng nói cuộc chiến tại Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa hai miền nam bắc Việt Nam, hay là giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mà thực sự ra là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo GS Hưng thì TS Kissinger và TT Nixon cho rằng tất cả những sự thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

GS Hưng nói rằng theo như sự suy nghĩ của hai người này thì "cũng vì sự cứng rắn của Hoa Kỳ - mang nửa triệu quân tới Việt Nam rồi xúc tiến chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến - mà đã thuyết phục Trung Quốc mở cửa bang giao với Hoa Kỳ."



-Nhận định của TT Nguyễn Văn Thiệu về cuộc chiến 1945-1975 :



Cuộc chiến tại Miền Nam VN là một cuộc chiến tự vệ,do phiá CSBV chủ mưu tấn công Miền Nam.Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh BBC trước khi ký hiệp định ngưng bắn 1973, ông đã nói :

“Tôi nghĩ rằng tự do và một cuộc sống tốt đẹp hơn của 17 triệu rưởi dân chúng ở miền Nam Việt Nam không những cho thế hệ này mà còn cho thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng đó là cái giá mà dân chúng miền nam Việt Nam đã trả. Không một ai thích chiến tranh. Bản thân tôi cũng không thích chiến tranh. Có người nói với tôi rằng họ chống chiến tranh, và tôi cũng nói họ rằng tôi cũng chống chiến tranh”.

Ông tin tưởng vào Tự Do ,Dân Chủ,vào chính nghiả Quốc Gia: “Tôi nghĩ rằng khi dân chúng tại miền nam Việt Nam có thể tự do phát biểu một cách dân chủ mà không sợ bị cộng sản cắt cổ chặt đầu, thì tôi có thể bảo đảm với ông rằng toàn thể dân chúng ở miền nam Việt Nam đều chọn tự do. ”

-Qua quốc sách Chiêu Hồi do ông thực hiện và đạt thành công vẻ vang ,ta thấy ông có tấm lòng nhân ái ,không muốn nhìn thấy canh chiến tranh giết chóc gìửa người Việt với nhau,nên đã dùng đường lối Chiêu Hồi mở 1 sinh lộ cho những cán binh Việt Cộng lầm đường lạc lối trở về với chính nghiả Quốc Gia chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt.

- Trong những ngày biến động trước 30 tháng tư 1975 dù có những âm mưu ám sát,đe dọa từ phiá Đồng Minh, đe dọa từ phiá các tướng lãnh đối lập, áp lực quân sự ngày càng gia tăng của CSVN nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn bình tỉnh để phản công Cộng sản mặc dù ngân sách viện trợ của đồng minh suy giảm trầm trọng so với sự chi viện ồ ạt từ phiá Cộng sản Quốc Tế. Ông đã giử đúng cương vị của một tổng thống,bảo vệ quyền lợi và thanh danh của Việt Nam Cộng Hoà ,sau cùng trong tình thế hiển nhiên không còn hy vọng gì cứu vớt VNCH thì ông mới chấp nhận ra đi chính thức sau khi bàn giao chức vụ cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Đại đa số người dân Miền Nam ,sau nầy qua các tài liệu giải mật của thế giới đã thông cảm những nỗi khó khăn ,nguy nan mà ông phải gánh chịu trước một đất nước đã lầm khi hợp tác với một đồng minh phản trắc . Ông không thể làm gì khác hơn,không có lựa chọn nào khác hơn .Số phận một nước nhược tiểu không thể tự mình đứng ra chống lại làn sóng đỏ của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế.


Cước chú:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và được Vladimir Ilyich Lenin phát triển và hoàn thiện. Chủ nghĩa Marx-Lenin là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, biểu hiện lợi ích của giai cấp này trong nhiệm vụ xây dựng lại xã hội một cách cách mạng…. Chủ nghĩa Marx-Lenin là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam


http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Tr%E1%BB%8Dng_Kim Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Quốc kỳ Việt Nam tháng 6/1945.

http://tudovis.com/vis_forums/forum28/12460.html Không có chuyện cướp chính quyền từ tay Pháp-Nhật

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Story-of-the-Week-NAn-08252009122317.html

Những sự thật về “Cách Mạng Tháng Tám”Nguyễn An, phóng viên RFA 2009-08-25

Việt Nam 1945-1995,G/S Lê Xuân Khoa,NXB Tiên Rồng 2004:"Khi thiết lập được guồng máy thống trị vững vàng,chính quyền thực dân Pháp vẫn phải đương đầu với các phong trào giải phóngdân tộc dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu kiệt xuất như Phan Bội Châu Phan Chu Trinh,Cường Để …..(trang 31).

http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_Quang_Ph%E1%BB%A5c_H%E1%BB%99i Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Hoa thì triều đình nhà Thanh cáo chung và tư tưởng dân chủ tư bản đã thuyết phục được Phan Bội Châu noi theo con đường mới thay vì đường lối quân chủ lập hiến trước kia. Tuy vậy ông vẫn suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội chủ, chức Bộ trưởng Tổng vụ của một hội đoàn mới mang tên Việt Nam Quang phục Hội.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_Qu%E1%BB%91c_D%C3%A2n_%C4%90%E1%BA%A3ng VNQDĐ Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.

http://my.opera.com/pham1647/blog/a-17 Văn Kiện Đảng Toàn Tập trang 607-609.

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/HoaGiai-HoaHop.htm Thời kỳ 1945-46 : CSVN kêu gọi đoàn kết liên hiệp thành lập Mặt Trận Việt Minh chống thực dân Pháp để rồi phản bội thanh trừng "trí phú địa hào", bắt tay với Pháp loại trừ các đảng phái quốc gia.- Thời kỳ sau Hiệp Định Genève 1954 : CSVN kêu gọi hiệp thương thống nhất, hòa hợp gia đình... nhưng rồi thành lập Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, gây chiến tranh, đánh phá chia rẽ dân tộc, gây tan thương ly tán cho bao nhiêu triệu gia đình từ Nam đến Bắc. Lời kêu gọi hòa hợp của CSVN đã bị đảo ngược thành chia rẽ hận thù.

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/HoaGiai-HoaHop.htm Thời kỳ 1945-46 : CSVN kêu gọi đoàn kết liên hiệp thành lập Mặt Trận Việt Minh chống thực dân Pháp để rồi phản bội thanh trừng "trí phú địa hào", bắt tay với Pháp loại trừ các đảng phái quốc gia.- Thời kỳ sau Hiệp Định Genève 1954 : CSVN kêu gọi hiệp thương thống nhất, hòa hợp gia đình... nhưng rồi thành lập Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, gây chiến tranh, đánh phá chia rẽ dân tộc, gây tan thương ly tán cho bao nhiêu triệu gia đình từ Nam đến Bắc. Lời kêu gọi hòa hợp của CSVN đã bị đảo ngược thành chia rẽ hận thù.

http://longdien12.tripod.com/taisao.html TẠI SAO 31 NĂM RỒI VIỆT NAM VẪN CÒN TỤT HẬU: Bên ngoài kêu gọi “Đoàn Kết, Đoàn Kết Đại Đoàn Kết”thật là hay ,bên trong thì trả thù đưa hàng chục ngàn Sỹ quan ,công chức Miền Nam đi lao động khổ sai dưới tên gọi mỷ miều “Học tập Cải Tạo” ,cưởng ép gia đình có thân nhân tham gia chính quyền và quân đội củ đi “Vùng Kinh Tế Mới “ thực chất là để chiếm đoạt nhà cửa,tài sản và trả thù người dân Miền Nam. Chính Phủ và cán bộ hả hê say men chiến thắng,không lo khôi phục đất nước mà còn muốn thôn tính các nước lân bang như Lào ,Campuchia Hiện tượng công thần ,khuếch đại chiến thắng,huênh hoang trong lĩnh vực quân sự,kinh tế thì bỏ mặc cho nhóm cán bộ không hề có khả năng chuyên môn để soạn kế hoạch kinh tế ,cán bộ từ lớn đến nhỏ .kể công và đòi người dân phải đền đáp ,cướp đoạt tài sản của dân một cách công khai qua chủ trương của Đảng :gọi là đánh "Tư Sản Mại bản "nhưng chủ yếu là mặc tình vơ vét, đút vào túi tham không đáy.

Trả thù người dân Miền Nam,ra sức cào bằng thành nghèo khổ như miền Bắc.Nhiều đoàn xe, tàu thủy ,xe lửa chở máy móc ,tài sản ,vật liệu từ Miền Nam ra Bắc, đa số chở vào nhà các cán bộ cao cấp, giai cấp tư bản đỏ với tài sản từ hàng trăm triệu USD đến Tỹ USD giai cấp Tư Bản Đỏ hay là Thực Dân Nội Điạ hình thành từ giai đoạn nầy.(Bài của Long Điền)



Tranh luận về tên gọi Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 :có hàng chục cuộc tranh luận về tên gọi cuộc chiến

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4386&rb=0307 Lê Xuân Khoa Tranh luận về tên gọi cuộc chiến 1955-1975

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4388&rb=0307 Lê Xuân Khoa Tranh luận về tên gọi cuộc chiến 1955-1975 Phần 2

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=170178#eSsliD7KKV0y của Nguyễn Hoà.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng Chiến tranh Đông Dương 1945-1954.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 hay còn được gọi Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1462 Những thủ đọan của CSVN đối với các tôn giáo từ lịch sử cận đại đến nay.(Bài của Long Điền)





http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam :Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050412_vietnamwaraid.shtml Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh VN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng Báo cáo tổn thất giữa Pháp và Việt Minh thời gian 9 năm từ 1945-1954.

Tội ác CSVN đối với các đảng phái QG và các tôn giáo –

-VM sát hại Cao Đài http://www.danchu2006.com/PageHtm/TonGiao/CaoDai.htm

- VM sát hại Cao Đài http://thaoha.free.fr/VuTanSatCaoDai.htm

- VM sát hại Hoà Hảo :http://www.danchu2006.com/PageHtm/TonGiao/HoaHao.htm Việt Minh ám hại Giáo chù PGHH Huỳnh Phú Sổ và các tín đồ PGHH :xem Án tích CSVN Trần Gia Phụng ,NXB Non Nước,Canada,2001 trang 86,87,88.

-Việt Minh sát hại tín đồ Phật Giáo và Thiên Chúa giáo. http://ngothelinh.tripod.com/50_nam_toi_ac_cong_san_VN.html Hồ sơ 50 năm tội ác CSVN .

- Nhận định về những sai lầm nghiêm trọng của đảng CSVN đối với Dân Tộc và Tôn Giáo : http://www.lenduong.net/spip.php?article4441 , http://www.lenduong.net/spip.php?article4442 cuả Hoà Thương Thích Quảng Độ.

- Việt Minh tieu diệt nhóm CS Đệ Tứ và các chiến sỹ có khuynh hướng QG: http://hoahao.org/default.asp?catid=4&nid=7660

-Vụ Ô Cầu Giấy 16-8-1945 VM sát hại những người CS ly khai như Hồ Tùng Mậu,Lâm Đức Thụ,Ta Thu Thâu , Đào Tuấn Kiệt xem quyển “Án tích CSVN” của sử gia Trần Gia Phụng ,NXB Non Nuóc ,Canada 2001 ,trang60.

-Vụ Ôn Như Hầu 13.7.1946 VM sát hại Việt Nam Quốc Dân Đảng ,xem Án tích CSVN sách đã dẫn trang 80.

-Vụ Cầu Chiêm Sơn tháng 7 năm 1946:VM tấn công 7 chiến khu của VNQĐD xem ATCSVN trang 81.

-Tổng kết các vụ VM sát hại các đảng phái và tôn giáo từ 1945-1954 lên đến vài trăm ngàn người : Án tích CSVN trang 88.

-Theo quyển “Hồ Sơ Đen CSVN từ 1945 đến nay”dịch từ quyển “Vietnam: Le Dossier Noir Du Communissme” cuả Michel Tauriac NXB Văn Mới ,Cllifornia,USA 2002 trang 98có 700.000 nạn nhân bị giết hại do VM thực hiện. Sự sát hại người Việt cuả VMCS còn được gọi là cuộc Diệt Chủng Giai Cấp và là cuộc diệt chủng Tôn Giáo ,”Hồ Sơ Đen CSVN” ,sđd trang 302.



http://www.viet-studies.info/kinhte/LuPhuong_ThuGuiTranDo.htm :THƯ GỬI TRẦN ĐỘ của Lữ Phương.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=150377 :Về Hiện Tượng Bỏ Đảng.

http://rfvn.com/?p=9763 Nhà văn Phạm Ðình Trọng bỏ đảng vì ‘đảng ngày càng tiến sâu vào sai lầm’

http://danchimviet.com/articles/1257/1/Ong--Nguyn-H-ngi-keu-gi-t-b-ch-ngha-cng-sn-qua-i/Page1.html Ông Nguyễn Hộ, người kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.



http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n3n1n3n31n343tq83a3q3m3237nvn tác giả :Daniel Grandclément BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM.

Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: BAO DAI ou les derniers jours de l'empire d'Annam - Nhà xuất bản JC Lattès – 1997

http://openlibrary.org/b/OL4130591M/dragon-d%27Annam Le dragon d'Annam by Bảo Đại King of Vietnam Published in 1980, Plon (Paris)

http://en.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A1i Bảo Đại




http://xoathantuong2.tripod.com/minhvo/mv_32.htm Tài liệu trên Internet về Bảo Đại năm 1945.

Việt Nam Niên Biểu (Chính Đạo ,NXB Văn Hoá 1996 trang 245)

http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=7 Minh Võ chương 1 trang 7.

-Hồ chí Minh Nhận Định Tổng Hợp NXB Tiếng Quê Hương của Minh Võ Virginia năm 2003 trang 43

http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=7 Chương 1

Bảo Đại: Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết.

“Con Rồng Việt Nam", Nguyễn Phước Tộc, California 1990. Trang 188.

Tháng 7 năm 1979 Bảo Đại viết xong hồi ký "Le Dragon d'Annam" (Ed. Plon, Paris xuất bản năm 1980) được Nguyễn Phước Tộc dịch ra tiếng Việt là "Con Rồng Việt Nam" và cho xuất bản năm 1990 tại California Hoa Kỳ.

-http://www.thienlybuutoa.org/Misc/HCMGayNoiChien.htm HCM gây nội chiến

và chủ trương chiến tranh trường kỳ Gs. Hứa Hoành 15.01.2007



http://www.viettan.org/article.php3?id_article=1365&artsuite=3 Ất Dậu 1885 - Ất Dậu 1945: Từ Nô Lệ Thực Dân Đến Nô Lệ Cộng Sản của giáo sư Nguyễn Lý Tưởng Trong sách "Con Rồng Việt Nam" hồi ký của vua Bảo Đại, do Nguyễn Phước Tộc xuất bản năm 1990,tại Paris trang 187.

http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=13 : Dwight D. Eisenhower: Ngô Đình Diệm, con người thần kỳ. Khoảng đầu năm 1957 ông Diệm, bây giờ là quốc trưởng, đã dùng quyền hành của mình để chế ngự các giáo phái bất phục tùng và nghiền nát các chi bộ Việt Minh ở đồng bằng sông Cửu Long; những thành tích này khiến tổng thống Eisenhower ca tụng ông ta là CON NGƯỜI THẦN KỲ của Á Châu.



http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=16 : Lyndon Baines Johnson: Ngô Đình Diệm, Churchill của thập kỷ tại Á Châu. Tháng 5 năm 1961 ông Johnson tới Việt Nam với tư cách là phó tổng thống, đại diện tổng thống J. F. Kennedy, để bàn chuyện viện trợ cho Việt Nam.

http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=22 .Richard Nixon:Tổng Thống Ngô Đình Diệm ví như tảng đá đỉnh vòm.



http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=8

lời cụ Phan BộiChâu:Ông Ngô Đình Diệm là Chí sĩ, Vĩ nhân.

“ Đời một tổng thống”, Saigon 1971, có ghi lại lời phát biểu của cụ Phan Bội Châu về việc ông Diệm rũ áo từ quan năm 1933





http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2540 . Khi giáo sư Francis X. Winters cho ra cuốn The Year of the Hare (1), năm 1997, ông có nói đến cành đào có đính danh thiếp của “Chủ Tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh tặng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm” được trưng bày tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập, Sài Gòn trong ngày Tết Qúy Mão (1963).



http://tvvn.org/vbthuvien.php?do=viewarticle&artid=166&cpage=1&page=7 trích trong hồi ký “Con Rồng Việt Nam” cuả Bảo Đại khi kêu gọi ông Diệm đãm nhận chức vụ thủ Tướng:Vua Bảo Đại nói“Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy...”



Lời tuyên bố của chí sĩ Ngô Đình Diệm ngày 16.6.1949 được in lại trong tập san "Con Đường Chính Nghĩa : Độc Lập Dân Chủ:Hiệu triệu và diển văn quan trọng của tổng thống Ngô Đình Diệm"tập 1 ,do Sở Báo Chí và Thông Tin,Phủ Tổng Thống , ấn hành năm 1956 trang 221-222.Nên chú ý ngày 5.6.1948 thông cáo chung Vịnh Hạ Long , Pháp nhìn nhận nền Độc Lập của Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp và 14.6.1948 Bảo Đại nhận chức Quốc Trưởng và mời ông Diệm nhậm chức thủ tướng nhưng ông Diệm đã từ chối vì cho rằng không có độc lập,tự chủ thực sự.

(Trích trong "Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc " NXB. Nguyệt San DĐGD ,Hoa Kỳ 2009 của Minh Võ trang 40-43)

http://www.vnfa.com/ct/un_hongo.html Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàigòn ra miền Trung, Cụ Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đã nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá hình nên muốn mời tù nhân Ngô Ðình Diệm tham gia chính quyền để làm bình phong.



"Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc" trang 137,NXB Nguyệt san Diển đàn Giáo Dân ,Hoa Kỳ 2009

Lời của TT Ngô Đình Diệm nói với Sir Robert Thompson được ghi lại trong cuốn "The Politiss of Selfishness:VietnamThe Past as Prologue" trang 76-77.

Lời của TT Diệm nói với đại sứ Âu Châu Hà Vĩnh Phương 1963.Quyển Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc của Minh Võ ,NXB DĐGD,Hoa kỳ 2009 trang 133.



Nguyễn Văn Châu ,Ngô Đình Diệm en 1963:Une autre paix manqué trong Luận án sử trường Đại Học Paris VII ème,1982, trang 136 "Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc".



http://www.trachnhiemonline.com/bienkhao-4.NgocTan.htm Nhận định về chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà bài của T/S Nguyễn Ngọc Tấn.



http://www.trachnhiemonline.com/bienkhao-4.NgocTan.htm Chiến Tranh Việt Nam 1954 - 1963

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnnnmn1n31n343tq83a3q3m3237n1nvn Dòng họ Ngô Đình. Ước mơ chưa đạt . Ông Ngô Đình Nhu nói : ‘’... mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí chúng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc’’.



http://www.buinhuhung.com/DAICAOTRANG/BuoctoiHoaky.htm Tài liệu bênh vực cho ông Ngo Đình Diệm không có kỳ thị tôn giáo:“ Trên thực tế người ta nhận thấy chính quyền Đệ Nhất VNCH không hề có kỳ thị trong việc treo cờ Phật giáo. Cờ Công giáo treo bậy bạ cũng bị bắt phải sửa đổi.



http://ngothelinh.tripod.com/NguyenVanThieu_100days.html Thân thế và sự nghiệp của cố TT Nguyễn Văn Thiệu

http://ngothelinh.tripod.com/NguyenVanThieu_100days.html Nhận định về TT Nguyễn Văn Thiệu

http://vuhuusan.110mb.com/haichien1.htm Hải chiến Hoàng Sa 1



http://vietccsf.org/viet/index.php?option=com_fireboard&func=view&id=158&catid=12 Thảm Trạng Người Cày Không Ruộng

Distress Of Farmers Without Land. Dr. Tristan Nguyễn

http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_%28Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a%29 C ải cach ruộng đất ở Miền Bắc .

http://vietccsf.org/viet/index.php?option=com_fireboard&func=view&id=158&catid=12 Th ảm tr ạng người cày không ruộng của bác sĩ Tristan Nguyễn

http://rand.org/pubs/reports/2006/R1172.pdf quyển sách nói về Chính sách Chiêu Hồi của VNCH từ 1963-1971 gồm 252 trang.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Thi%E1%BB%87u Tài liệu Bách khoa thế giới toàn thư về Nguyễn Văn Thiệu

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050422_nguyenvanthieu_transcripts.shtml Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của BBC năm 1973.

http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=85&sub=85&id=33776 Tâm tư tổng thống Thiệu



http://danchimviet.com/articles/1526/1/Vin-tr-quan-s-cho-Vit-Nam-trong-chin-tranh/Page1.html Việt Nam Cộng Hoà cho biết đường xâm nhập của CSBV hiện rõ trên bản đồ nhưng miền Nam không đủ lực lượng để ngăn chặn, cũng có tin cho biết Hoa Kỳ ngăn cản không cho không quân VNCH đánh phá, họ đe doạ cắt viện trợ nếu không nghe theo. Một số nhà nghiên cứu, giới chức quân sự cho rằng viện trợ quân sự của Nga, Trung Cộng cho miền Bắc năm 1975 gấp 3 hoặc 4 lần năm 1972. Sự thực thì không phải như vậy, số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của CSBV nhiều gấp bội lần năm 1972.




No comments: